HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 412

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

[70]

Có nghĩa là tuân theo mệnh trời thì tồn tại, cưỡng lại mệnh trời thì bị tiêu diệt. Mệnh trời ngày

nay ta hiểu là quy luật của tạo hóa.

[71]

Điện Chí Kính là nơi thờ tổ tiên từ năm đời trở xuống.

[72]

Nhà Thái miếu là nơi thờ từ thủy tổ dòng họ trở xuống.

[73]

Điện Thiên An là cung điện lớn nhất khởi dựng từ thời nhà Lý (1010) dùng làm nơi thiết triều.

[74]

Độ dài mỗi thép mai chừng 0,35 - 0,40 m.

[75]

Nghi Dương, nay thuộc vùng Kiến Thụy, Hải Phòng.

[76]

Tháp dựng trên đỉnh núi có tên Mẫu Sơn do vua Lý Thánh tông cho xây cất vào năm 1057, theo

thơ cổ để lại thì ngọn tháp cao tới 9 tầng, dựng trên ngọn núi có độ cao 91,7 m so với mặt biển, nay
thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

[77]

Nghĩa là cách xa một trăm bước chân vẫn bắn trúng chiếc lá liễu.

[78]

Truyền thuyết Đường Minh Hoàng mơ lên chơi cung trăng.

[79]

Nguyên văn câu ngạn ngữ Trung Hoa: Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách. Trong 36 kế thì chạy

trốn là hơn cả.

[80]

“Núi cùng biển độc, Giao Châu là nơi vực sâu bụi rậm dày dặc sương mù, hơi độc xông lên làm

cho diều quạ đang bay bị rơi xuống; khí ẩm thấp theo gió tràn lan làm cho người sinh bệnh, cơ hồ
không phải một cảnh giới có người, tuy có lấy được hết toàn cõi cũng không ích gì cho thiên hạ”.

[81]

Đây là vùng đất thuộc hai huyện Kinh Môn, Kim Thành (Hải Dương), hai sông Kinh Thầy và

sông Thái, một xuôi Bạch Đằng, một xuôi về cửa Đại Bàng.

[82]

Truyện xưa kể một người có thanh kiếm quý, anh ta ngồi bên mạn thuyền chẳng may thanh kiếm

tuột ra khỏi vỏ rơi xuống sông. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ thanh kiếm trượt rơi. Lúc
thuyền tới bến, anh ta chiếu theo chỗ đánh dấu nhảy xuống nước mò kiếm.

[83]

Nơi gò đó nay vẫn còn dấu tích thuộc làng Trung Bản huyện Yên Hưng thuộc lộ An Bang thời

Trần. Sau đổi là Quảng Yên nay thuộc Quảng Ninh. Chính nơi đây dân lập đền thờ Trần Hưng Đạo
và tạc bức tượng ngài xõa tóc dài đến tận lưng. Đây là bức tượng Trần Hưng Đạo duy nhất có mớ tóc
dài buông sau lưng.

[84]

Từ việc này, những người lính ở xa chỉ nhìn thấy tên phù thủy bị chém, thân đổ xuống phụt ra

máu trắng. Cũng từ đấy người ta thêu dệt tên này có phép chém đầu ấy nó mọc ra đầu khác, và cái
tên Phạm Nhan cũng mọc ra từ truyền thuyết của dân gian.

[85]

Tích-lệ-cơ nhắc đến cuộc xâm lược Nhật Bản đại bại năm Tân Tỵ (1281) đã có chú thích ở phần

trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.