HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 53

của đám sơn tràng hoặc nông phu người Tàu thường đội. Ông quay hỏi Trần
Khánh Dư:

- Những người đang cắm cúi đào xới kia họ tìm kiếm cái gì vậy?

- Bẩm họ xắn cát để bắt giun biển đấy ạ.

- Loại này có dễ bắt và có làm thức ăn được không?

- Dạ, loại này bắt dễ lắm ạ. Chỉ cần trông thấy cái “mà” nó đùn lên,

người ta dùng chiếc mai gỗ nhỏ bằng ba đầu ngón tay xắn xuống cát rồi bẩy
lên là bắt được. Bẩm đây là loại thức ăn rất bổ, chắc Quốc công biết ở
Thăng Long gọi con này là bông thùa.

- Bông thùa thì ta biết, nó to và dài gần bằng chiếc đũa ăn cơm, màu

trắng như thịt cá mực.

- Bẩm, chính là bông thùa đấy ạ. Vùng này trước còn có ngư dân

người Tống, họ gọi con đó là con sái sùng.

- Tiếng Quảng Tây?

- Bẩm, đúng thế.

Hưng Đạo lại chỉ tay về phía những người dân đang cắm cúi đào bông

thùa và hỏi:

- Có phải những chiếc nón họ đang đội kia là nón “Ma Lôi” do ông

nghĩ ra và bắt dân trong vùng phải đội không. Vì sao vậy?

- Bẩm, chắc Quốc công nghe nhiều chuyện đồn và phiền lòng về hạ

cấp lắm phải không ạ?

Chẳng là trước cuộc xâm lăng năm Ất Dậu của người Nguyên thì

vùng này người Tàu làm ruộng, đánh cá với người Tàu buôn bán chiếm hơn
phân nửa dân số. Mà người Tàu với người mình nom đã hao hao nhau rồi,
nay lại đến quần áo, nón mũ giống nhau nữa thì khó phân biệt quá. Vì vậy
hạ cấp mới bắt mọi người trong trang Vân Đồn hễ là người Việt phải mặc y
phục Việt, còn người Tàu mặc theo y phục Tàu. Sợ trong lúc vội vàng khó
phân biệt, nên hạ cấp bắt hễ là người Việt, phải đội nón Ma Lôi. Bởi chiếc
nón Ma Lôi gọn nhẹ, sâu lòng thoáng nhìn đã biết đó là người mình. Vả lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.