“An Nam lam sơn chướng khí, quân ốm, ngựa ốm nên bỏ bớt một vài nơi
không giữ nữa. Khi quân ta đi rồi giặc mới đến chiếm lấy”…
Khí uất bốc lên, thiên tử ném tung tất cả các tấu, biểu xuống thềm
điện và ngài gầm lên như sư tử rống:
- Lũ đê tiện, dối trá đến thế này là cùng! Chúng dám lừa cả ta nữa
sao?
Vừa lúc đó viên thị thần Phao-lồ
[22]
xuất hiện. Phao-lồ đến từ La Mã
đã ở Đại Đô hơn chục năm, thông tỏ cả ngôn ngữ, phong tục của người Hán
và người Mông Cổ, thông tỏ nhiều việc cổ kim, có thể nói dưới gầm trời
này không có điều gì là y không biết. Vì vậy rất được lòng thiên tử. Hoàng
đế nhà đại Nguyên đã ưu biệt cho Phao-lồ một đặc quyền được đi lại thăm
viếng tất cả những nơi nào mà y muốn trong đế quốc của ngài, lại cho phép
được bệ kiến ngài bất cứ lúc nào mà y thấy cần.
Vừa nhìn thấy Phao-lồ, thiên tử đã dịu ngay cơn thịnh nộ, ngài dịu
dàng hỏi:
- Vậy chớ khanh vào chầu có điều gì vui mà mặt mày tươi tỉnh thế?
- Tâu, thần vừa viết xong mấy bài du ký về đất nước tuyệt vời của
thiên tử đem dâng, để khi nào rảnh công việc thiên tử ngự lãm, và có điều gì
chưa được như ý xin thiên tử phủ chính cho. Nói xong, y cúi mình dâng tập
sách mỏng viết bằng chữ Hán nhưng phần chú thích lại ghi bằng chữ Mông
Cổ.
Hốt-tất-liệt đỡ lấy tập sách, mở đọc vài trang có vẻ hài lòng, nhà vua
mỉm cười nói:
- Phao-lồ, ngươi có trí năng của bậc á thánh, nhưng lại có một trí
khôn lanh tinh quái như một loài sói sa mạc vậy.
- Đa tạ hảo ý của thiên tử, thần đâu xứng với lời khen đó.
- Thôi được, ta sẽ ban cho khanh một chén ngự tửu.
Hoàng đế nhà đại Nguyên vừa lấy chiếc vồ nhỏ xíu gõ vào chiếc
chuông vàng thì viên quan nội hầu đã bê ra một nậm rượu bằng bạc và hai