Tống Cương vội vàng dơ tay, đồng thời không an tâm hỏi:
Bây giờ dơ tay còn kịp không ạ?
Tống Phàm Bình cười trả lời:
Đương nhiên kịp.
Hôm nay hai đứa con đã học được năm chữ, đầu tiên là chữ " địa" của
hai chữ địa thượng (trên đất), sau đó biết chữ " chủ" của ba chữ Mao chủ
tịch. Cuối cùng hai cậu bé đã biết trên biển gỗ là chữ gì, chúng thầm nghĩ,
nối lại với nhau, sẽ là Mao"chủ" tịch đích " địa" thượng ( Mao chủ tịch trên
đất), đằng sau là" Tống Phàm Bình".
Những ngày sau đó, ngày nào Tống Phàm Bình cũng xách tấm biển gỗ
to đùng của mình sáng đi tối về, y như những người đàn bà xách chiếc làn
mua thức ăn khi đi làm và lúc tan tầm. Lý Trọc và Tống Cương vẫn chui
luồn khắp nơi như chó dái, hai cậu bé đi khắp lượt huyện lỵ, chỉ cần chỗ
nào người đến được là chúng đến, chỉ cần nơi nào gà, vịt, mèo, chó đi được
là chúng cũng đi được. Cờ đỏ và người trên phố lớn vẫn dầy đặc như lông
bò lông trâu, ngày nào cũng nghìn nghịt như tan buổi chiếu phim, những
người đội mũ chóp cao và đeo biển gỗ to, cũng càng ngày càng đông, lúc
mới bắt đầu, chỉ có một mình Tống Phàm Bình quét đường phố trước
trường trung học, mấy ngày sau lên đến ba người. Có hai nhà giáo cũng đeo
biển gỗ to, đứng cùng Tống Phàm Bình, ba người cao lùn gầy béo, cúi đầu
đứng tại chỗ. Trong số đó có một ông già xương xương đeo kính, cũng viết
hai chữ "địa chủ"trên biển treo trước ngực, y hệt Tống Phàm Bình. Điều
này khiến Lý Trọc và Tống Cương vô cùng thích thú, hai cậu nói với ông
giáo già:
Thì ra ông cũng là Mao "chủ" tịch trên "địa".
Lời hai cậu bé, khiến ông giáo già run lập cập, sắc mặt ông trắng bợt
như người chết, ông nói với hai cậu: