khiến cái dạ dầy của cậu cũng mệt mỏi, cậu thường chưa ăn no đã bắt đầu
bị nấc, khi nấc cũng kêu ứ hự, rau Tống Cương xào cũng rất khó ăn, Tống
Phàm Bình xào rau, trông bát rau xanh mỡ màng, còn rau Tống Cương xào,
bữa nào cũng cũng nũn, cũng vàng, y như màu dưa muối, có cả màu dầu
hoả đen sì sì lẫn trong rau, không mặn quá, thì nhạt quá. Lý Trọc vốn đã
không nói chuyện với Tống Cương, cậu cứ ăn, cứ ăn, bực mình nổi khùng
với anh:
Cơm sống rau nát, anh là con địa chủ…
Tống Cương đỏ bừng mặt, mồm thì thào liên tục, Lý Trọc không biết
anh nói những gì, Lý Trọc bảo:
Đừng thì thì thào thào như muỗi đánh rắm, như rệp đái.
Khi Tống Cương nói được thành lời, cậu đã biết nấu thế nào để có
cơm chín. Lúc đó, hai cậu bé đã ăn hết từ lâu số rau xanh Tống Phàm Bình
để lại, chỉ còn một ít gạo. Tống Cương xới cơm chín ra bát, để chai xì dầu
lên mâm, khi nhìn thấy Lý Trọc bước vào cửa, cuối cùng giọng cậu khàn
khàn cất lên, cậu hí hửng nói với thằng em:
Lần này chín rồi!
Đúng là Tống Cương đã nấu chín cơm, hạt gạo nào cũng nở đầy đặn,
trắng tinh, trong trí nhớ của Lý Trọc, đây là bữa cơm ngon nhất mà cậu đã
ăn, tuy về sau cậu được ăn rất nhiều bữa cơm ngon hơn, nhưng bao giờ
cũng cảm thấy không bằng bữa cơm Tống Cương nấu lần đó. Lý Trọc cảm
thấy Tống Cương chó ngáp phải ruồi, mèo mù vớ cá rán, may mắn đã nấu
được một bữa cơm ngon. Sau khi ăn mấy bữa cơm vừa sống vừa khê, cuối
cùng tối nay đã được ăn cơm chín. Không có rau, nhưng có xì dầu, hai cậu
rót xì dầu vào bát cơm hơi nóng đang bốc lên ngùn ngụt, sau khi trộn đều,
những hạt cơm y như được quét màu mỡ, vừa đen, vừa đỏ, lại vừa bóng