nhẫy, mùi thơm của xì dầu khuyếch tán trong hơi nóng của cơm tẻ, bay
khắp nhà.
Lúc này trời đã tối, hai cậu bé ăn cơm trộn xì dầu bóng nhãy trong bát,
ánh trăng chiếu vào qua cửa sổ, gió thổi vù vù trên nóc nhà, giọng Tống
Cương khàn khàn, mồm nhai cơm, nói ngập ngọng:
- Không biết bao giờ bố về?
Vừa nói xong, mặt Tống Cương đã dàn dụa nước mắt, bỏ bát xuống,
cậu cúi đầu khóc xụt xịt, vừa khóc, vừa nuốt cơm trong mồm vào cổ họng.
Sau đó cậu gạt nước mắt, khóc nức nở, người co giật, cứ hu hu, hu hu, một
tiếng ngắn, một tiếng dài, giọng khản đặc, như chiếc còi báo động hụt hơi.
Lý Trọc cũng cúi đầu, đột nhiên buồn rười rượi. Tống Cương nấu
được bữa cơm ngon như thế, Lý Trọc định nói với anh vài câu, cuối cùng
vẫn không nói được câu nào, Lý Trọc lẩm bẩm nói một mình:
Anh ấy là con địa chủ…
Sau một lần thổi nồi cơm ngon lành, trưa hôm sau Tống Cương lại nấu
sống. Vừa nhìn vào những hạt cơm xám xịt khô khốc trong bát, Lý Trọc
biết ngay đã toi rồi, lại phải ăn cơm sống. Lúc này, Tống Cương đang ngồi
trước bàn làm thí nghiệm khoa học, cậu cẩn thận rắc muối vào một bát, còn
bát kia thì rót vào một chút xì dầu, cậu lần lượt nếm thử bát cơm sống rắc
muối và bát cơm sống rưới xì dầu. Khi Lý Trọc bước vào cửa, cậu đã
nghiên cứu thành công, vui vẻ nói với em, cơm sống rắc muối ngon hơn
hẳn cơm rưới xì dầu, mà muối phải rắc từng tí từng tí, rắc đến đâu ăn đến
đó, không đước để muối tan, muối tan không có cảm giác ngon.
Lý Trọc đùng đùng hờn dỗi, cậu bảo Tống Cương:
Em ăn cơm chín, không ăn cơm sống đâu.