Lý Trọc đã hiểu. Anh ta cười hì hì, bảo:
- Tao đã nghe thấy, nhưng chưa đủ.
Nói rồi, Lý Trọc lại giơ tay phải lên. Nhà thơ Triệu sợ đến nỗi lại cất
lên mấy tiếng hò lao động "ơ hoầy ơ hoầy", nói với Lý Trọc như van xin:
- Chúc mừng anh, chúc mừng anh...
- Chúc mừng cái gì? - Lý Trọc lại không hiểu.
- Đúng, đúng, đúng - Nhà thơ Triệu gật đầu rối rít, nói - Chúc mừng
anh đã đánh tôi, đánh cho ra bản sắc của nhân dân lao động.
Nhà thơ Triệu thốt lên như thế, cho dù đã giơ quả đấm lên, Lý Trọc
cũng không nỡ dáng xuống. Lý Trọc bỏ quả đấm, buông cổ áo nhà thơ
Triệu, cười hì hì, vỗ vỗ vai, bảo:
- Không khách sáo?
Sau khi bị các vị Đồng, Quan, Trương, Vương, Dư đánh ba tháng liền,
khiếp nhược, cuối cùng Lý Trọc đã trở lại phong thái oai phong lẫm liệt
trên phố lớn thị trấn Lưu chúng tôi. Dân chúng thị trấn Lưu lại vui cười
trông theo nhà thơ Triệu lủi thủi bước đi. Họ nhìn thấy nhà văn Lưu cũng
có mặt trong đám đông. Mắt dân chúng nối hai điểm thành một đường, khi
nhìn nhà văn Lưu, lúc nhìn Lý Trọc ngồi bệt trên đất vừa nghỉ vừa thở. Dân
chúng xôn xao nhắc lạt cảnh tượng Lý Trọc đánh nhà văn Lưu ngày nào.
Nhớ cũ đón mới, dân chúng chỉ mong Lý Trọc nhảy lên, lại đánh nhà văn
Lưu, đánh cho ra bản sắc của nhân dân lao động một lần nữa. Họ cứ nhìn
chằm chằm nhà văn Lưu, bàn tán về Lý Trọc đang ngồi trên đất. Họ bảo Lý
Trọc bữa đói bữa no gầy gộc đi, lại bị năm vị chủ nợ đánh tới mức mũi tím,
mặt sưng, chân què, cánh tay thõng xuống, nào ngờ khi ra đòn với nhà thơ
Triệu lại dồi dào sức khỏe, chẳng khác nào quạ già bắt gà con, như người
lớn đánh trẻ con. Dân chúng nhìn nhà văn Lưu tổng kết một câu: