Anh ta phải tìm giải pháp. Hơn hết, anh ta phải tìm ra mục đích của
mình, lý do để thức dậy - ikigai của anh ta.
“Tôi cảm thấy trống rỗng”
Trong một nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện đa khoa Vienna, đội ngũ
của Frankl phát hiện ra rằng 55% số bệnh nhân họ phỏng vấn từng trải
qua khủng hoảng tồn tại ở một vài mức độ.
Theo liệu pháp ý nghĩa, việc khám phá mục đích sống giúp một cá
nhân lấp đầy khoảng trống tồn tại. Frankl, một người từng đối mặt với
những vấn đề của mình và biến các mục tiêu thành hành động, có thể
bình thản nhìn lại cuộc sống của mình khi về già. Ông không phải ghen
tị với những người còn đang tận hưởng tuổi trẻ, bởi lẽ ông đã tích lũy
được một loạt trải nghiệm cho thấy rằng ông đã sống có mục đích.
Sống tốt hơn thông qua liệu pháp ý nghĩa:
Một vài ý tưởng chính
Chúng ta không tạo ra ý nghĩa cuộc đời mình, như Sartre từng
khẳng định - chúng ta khám phá nó.
Mỗi người có một lí do riêng để tồn tại, và lý do đó có thể điều
chỉnh hoặc biến đổi nhiều lần theo năm tháng.
Cũng như việc lo âu thường mang lại chính xác điều mà chúng ta
e sợ, sự chú ý quá mức đến ham muốn (hay ý định nghịch lý
thể khiến ham muốn đó không được thỏa mãn.