IKIGAI - ĐI TÌM LÝ DO THỨC DẬY MỖI SÁNG - Trang 39

Một nhà ngoại giao quan trọng ở Bắc Mỹ đã quay lại gặp Frankl để

tiếp tục quá trình trị liệu mà ông bỏ dở cách đây năm năm tại Mỹ. Khi
Frankl hỏi lý do ông điều trị, nhà ngoại giao liền trả lời rằng ông chán
ghét công việc đang làm cũng như các chính sách quốc tế của đất nước
mình, thứ mà ông bắt buộc phải tuân theo và thực thi. Vị chuyên gia
phân tâm học người Mỹ vốn điều trị cho ông trong nhiều năm đã thuyết
phục ông làm hòa với cha mình, có như thế chính phủ và công việc, cả
hai thứ tượng trưng cho hình mẫu người cha, mới trở nên bớt khó chịu
trong mắt ông. Tuy nhiên, chỉ sau một vài phiên trị liệu, Frankl đã chỉ
cho ông thấy rằng sự thất vọng của ông trên thực tế xuất phát từ việc
ông muốn theo đuổi một nghề nghiệp khác, và thế là nhà ngoại giao kết
thúc đợt điều trị với ý tưởng đó trong đầu.

Năm năm sau, nhà cựu ngoại giao cho Frankl biết suốt quãng thời

gian đó, ông đã làm việc trong một ngành nghề khác, và ông cảm thấy
hạnh phúc.

Theo quan điểm của Frankl, người đàn ông đó không những không

cần điều trị ngần ấy thời gian bằng phân tâm học, mà còn không thể coi
ông là một “bệnh nhân” cần điều trị. Ông chỉ đơn giản là một người đi
tìm mục đích sống mới; ngay khi tìm ra được, cuộc đời ông đã trở nên
ý nghĩa hơn.

Tình huống phân tích: Người mẹ có ý định tự tử

Tại phòng khám của Frankl, một người mẹ có cậu con trai qua đời

khi mới 11 tuổi thú nhận rằng cô đã định tự tử cùng đứa con trai còn
lại. Chính cậu con trai còn lại đó, vốn bị liệt bẩm sinh, đã ngăn cô
không thực hiện kế hoạch của mình: Cậu tin rằng cuộc sống của cậu có
mục đích, và nếu mẹ cậu kết liễu cả hai, cậu sẽ không bao giờ đạt được
mục tiêu của mình.

Người phụ nữ chia sẻ câu chuyện của mình trong một phiên trị liệu

nhóm. Để giúp đỡ cô, Frankl nhờ một phụ nữ khác tưởng tượng tình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.