nhân dân Á-Phi. Đó là điều căn bản và tiên quyết, cần phải xác định minh
bạch trong bất kỳ công việc tìm hiểu nào về Israël. Do đó, việc rút kinh
nghiệm của Do-Thái mà các dân tộc Á-Phi có thể làm và nên làm, chỉ là
việc nghiên cứu những kinh nghiệm dựng nước của người Do-Thái mà thôi.
Vì những hành động và chủ trương chánh trị và ngoại giao của Do-Thái từ
sau thời lập quốc, đều là những kinh nghiệm thuần túy phục vụ cho những
thế lực đối kháng với các nhân dân Á-Phi, không nên học hỏi làm gì, trừ
phi đối với những ai muốn khảo cứu về chiến lược bành trướng của các đế
quốc hiện đại.
Nhờ những nhân tố cơ bản nào mà người Do-Thái đã dựng nổi một
quốc gia độc lập và thống nhứt ?
Tinh thần lịch sử là chất keo sơn dựng nước
Không thể có được một quốc gia Do-Thái nếu đã không có một ý thức
dân tộc trong những con người Do-Thái. Mà ý thức dân tộc này có được là
nhờ sự hiện hữu của một lịch sử. Không người Do-Thái nào là không tự
hào về thời đại vinh quang quá khứ của dân tộc mình, khi mà Thiên Chúa
mạc khải phán bảo cho Abraham lập quốc và giúp cho các hậu duệ của
Isaac, Salomon, mở mang quốc gia Do-Thái.
Nhân loại không thể không khâm phục việc người Do-Thái bảo vệ và
nuôi dưỡng tinh thần lịch sử dân tộc. Đứa trẻ Israël, ngay trong những năm
tháng lang thang tại các quốc gia Âu Châu, bị khinh rẻ và đàn áp mọi cách,
cũng vẫn luôn luôn được học lịch sử của nước mình trước nhứt. Và công
việc học hỏi bằng tiếng Hébreu này không hề có tánh cách pha trộn với các
nền văn hóa khác, cũng không hề bị giải thích theo các trào lưu của thời
đại. Vẫn những cuốn sách cổ kính bằng Hébreu, vẫn những ông thầy giáo
già người Do-Thái chánh thống, và từ khi khởi sự tập đọc vỡ lòng đến khi
khôn lớn, đứa trẻ Do-Thái nào cũng đọc và viết những câu Thánh kinh của