ISRAEL VÀ CON NGƯỜI DO THÁI - Trang 29

Họ góp sức nhau xuất bản một tạp chí nhan đề là « Người thợ gặt »

(Measef).

Sự thành công lớn lao nhứt của Mendelssohn là việc thành lập tại Bá-

linh năm 1778 một trường học Do-Thái tự do. Nơi đây, nhóm canh tân và
Ánh sáng giảng dạy cho thanh niên nam nữ Do-Thái bằng tiếng Đức tất cả
những gì là căn bản của nền văn minh Tây phương và khoa học.

Ảnh hưởng canh tân và giải phóng này lan tràn từ Đức qua Anh rồi

qua Mỹ. Phong trào thoạt đầu do Mendelssohn sáng lập, chỉ nhằm một mục
tiêu mở rộng kiến thức người Do-Thái, nhưng dần dần nó đã vượt ra khỏi
lãnh vực văn hóa để trở thành cả một trào lưu giải phóng dân Do-Thái.

Một cộng sự viên của Mendelssohn, là David Friedlander, đã tìm cách

cải tổ ngay đạo Judaïsme trong các hình thức nghi lễ để loại trừ tất cả
những gì làm cản trở việc dân Do-Thái hòa mình vào xã hội mà họ đang
sống.

Sự kỳ thị dịu bớt tại Âu-châu

Việc giải phóng dân Do-Thái ra khỏi nếp tư tưởng cổ lỗ của tiếng

Hébreu đã diễn tiến tốt đẹp. Nay tới việc giải phóng dân tộc này về lãnh
vực sanh hoạt xã hội và cộng đồng.

Nhìn thấy đồng bào bị khai trừ khỏi xã hội và phải sống khốn khổ, tủi

nhục, riêng rẽ tới độ tù túng ở đầu thế kỷ 18, một thanh niên Do-Thái là
Cerf Berr liền phát động một cuộc cách mạng đời sống. Berr người Alsace,
và là một lái buôn da thú tại Bisheim, gần Strasbourg. Nhờ những sự tiếp tế
mà Berr đã thực hiện cho giới quân nhân, chánh quyền cho phép Berr được
sanh sống công khai tại Strasbourg. Berr liền ghi chép tất cả những khổ
nhục của đồng bào mình, viết thành tài liệu có chứng minh, gửi cho
Mendelssohn, để yêu cầu Mendelssohn soạn thảo một tác phẩm, báo động
với thế giới về số phận tủi nhục và khốn nạn của người Do-Thái. Sau khi
nhận được tài liệu này, Mendelssohn suy nghĩ rất kỹ, và đi tới kết luận rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.