ISRAEL VÀ CON NGƯỜI DO THÁI - Trang 28

phải đi chép những đoạn văn cho một thầy giáo trường Do-Thái là Frankel
để kiếm ăn. Sau đó, nhờ có sức học khá, Mendelssohn xin được một chân
dạy học tại tư gia, rồi trở nên nhân viên kế toán và quản gia cho một phú
gia Do-Thái. Trong thời gian vừa đi làm vừa đi học này, Mendelssohn cố
gắng theo các bài giảng về toán học tại đại học đường Bá-linh, rồi học thêm
về triết và tiếng La-tinh. Tới năm 20 tuổi, chàng Do-Thái có chí này đã có
một số bè bạn người Đức biết tới và thương mến. Khi thành phố Bá-linh
khai trương quán cà-phê văn học đầu tiên, thì Mendelssohn cũng trở thành
một trong những nhân viên của trung tâm này. Sau đó, Mendelssohn được
mời cộng tác với nhiều tạp chí văn học quan trọng tại Đức, do Thư viện Mỹ
nghệ và Khoa học của thủ đô Bá-linh xuất bản. Năm 1763, Hàn lâm viện
Khoa học Bá-linh trao cho chàng giải thưởng về một tác phẩm mang tên là
« Những chân lý siêu nhiên có thể trở thành hiển nhiên như những chân lý
toán học được không ? »

Từ đó, Mendelssohn đã có tên tuổi trong giới trí thức ở Đức. Nhiều

nhà trí thức tại Bá-linh cảm thấy bực mình vì « một thằng Do-Thái con nít
mà viết tiếng Đức rất hay, rất hấp dẫn ». Vua Frédéric III nước Đức là
người rất thích văn học cũng phong cho Mendelssohn chức « Schutzjude »,
có nghĩa là « Người Do-Thái được sủng ái ».

Công việc chánh yếu của Mendelssohn không phải là đi tìm danh giá

hay tiền bạc. Mà mộng lý tưởng của con người đó là việc giải phóng cho
dân Do-Thái ra khỏi những lề lối trí thức và học vấn cổ hủ. Do đó, vì không
thuyết phục nổi các bậc trưởng lão và các tu sĩ nắm giềng mối của dân Do-
Thái, Mendelssohn liền dịch ngay những sách tiếng Hébreu ra tiếng Đức,
khởi sự là những kinh căn bản mà người Do-Thái vẫn coi là của riêng của
giòng dõi Abraham, tức là cuốn Thánh kinh của Do-Thái. Các nhà lãnh đạo
bảo thủ của Do-Thái phản đối quyết liệt. Bản dịch của Mendelssohn bị cấm
trong giới Do-Thái tại Furth, rồi bị tịch thâu và đốt hết tại Hambourg.

Nhưng một phong trào canh tân và hướng ngoại đã được châm ngòi.

Nhiều đám Do-Thái trẻ họp lại, tiếp tay cho Mendelssohn, lập thành một
hội đoàn, mang tên là « Ánh sáng » (Haskalah).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.