Do-Thái (rabbins), những thân hào nhơn sĩ trong tỉnh, và những nhơn vật
do chánh phủ chỉ định.
Từ 1810-1811, Napoléon đã thâu đoạt dưới quyền phần lớn các nước
Âu-châu. Và tất nhiên, những người thân tín mà Napoléon lập lên cầm
quyền tại các nước này đều cùng theo một chánh sách kỳ thị Do-Thái như
tại Pháp vậy.
Hậu quả của tình trạng này, là đã có một sự di cư hơn một triệu người
Do-Thái, từ các nước Âu-châu, qua Nga-sô. Tại xứ của Nga-hoàng này, dân
Do-Thái không bị phân biệt và cô lập như tại nơi khác. Họ muốn sanh sống
ra sao cũng mặc và họ muốn đi đâu trong nước tùy ý. Sở dĩ có tình trạng
này, không phải là vô cớ, mà là do một sự tính toán của các nhà cầm quyền.
Nữ hoàng Nga thời đó là Catherine II đã dùng người Do-Thái để trấn giữ
những vùng đất mới mà nước Nga mới cướp được, như Russie Blanche,
Crimée… Sau Catherine II, Nga hoàng Paul I sửa đổi phần lớn quy chế của
người Do-Thái, cho họ được tự do hơn. Tới triều đại Alexandre I (1801-
1825) thì các sự cải cách có lợi rất nhiều cho người Do-Thái được thực hiện
tại Nga. Người Do-Thái bị cấm buôn bán rượu và được khuyến khích làm
nghề nông để tăng gia sản xuất cho xứ sở. Tất cả các trường học trong nước
Nga, từ tiểu học tới đại học, đều được phép thâu nhận người Do-Thái, với
điều kiện là họ phải nói thông thạo tiếng Nga và phải từ bỏ y phục kỳ quặc
riêng của họ, khi ra đường và tới trường.
Tới giai đoạn này, toàn bộ các khu dân sinh Ghetto của người Do-Thái
đều đã biến hết khỏi tất cả các nước Âu-châu. Đó là bước giải phóng đầu
tiên của dân tộc Israël, trên con đường đi tìm một quốc gia dành riêng cho
họ vậy.
Liên minh Do-Thái đầu tiên
Từ sau khi dân Do-Thái thoát được ra khỏi các trại định cư, và được
sanh sống làm ăn tự do, số trẻ con Do-Thái đã sinh sôi nẩy nở rất nhanh. Lý