Sự việc trên đây cho thấy rằng vào cuối thế kỷ 18, thế lực của người
Do-Thái tại Âu-châu đã rất mạnh, và dân Do-Thái khắp các nước đã bắt
đầu biết đoàn kết với nhau, để tự về, khi gặp những trường hợp oan ức.
Sự đoàn kết và đồng tâm này của người Do-Thái tại tất cả các nước, là
bước đầu đưa dẫn tới thời kỳ giải phóng thứ hai của dân tộc Israël vậy.
Năm 1860, tại Pháp, Một liên minh Do-Thái được thành lập, mang tên là «
Liên minh những người Israélites trên khắp thế giới ».
Liên minh này đã hoạt động rất tích cực tại khắp các nước Âu-châu và
dồn hết nỗ lực trong giai đoạn đầu vào việc giáo dục và huấn luyện tầng lớp
thiếu nhi và thanh niên Do-Thái. Các trường học Do-Thái được liên minh
này mở ra tại khắp nơi, tại Maroc năm 1862, tại Hy-Lạp năm 1865, tại Ba
tư năm 1865, tại Thổ-nhĩ-kỳ năm 1867, tại ngay Palestine năm 1870, tại
Tunisie năm 1878, tại Syrie năm 1880 và tại Liban năm 1880. Theo dõi các
nỗ lực đào tạo thanh thiếu niên của Liên minh, người ta đã phát hiện được
ngay từ giữa thế kỷ 19, một xu hướng muốn phục quốc tại vùng Trung
Đông, của tất cả các người Do-Thái Âu-châu rồi vậy. Những trường học
lớn mà Liên minh mở ra đều quy tụ trong vùng Địa-trung-hải, nghĩa là đều
hướng về nơi đất tổ của người Do-Thái trước đây.
Bước vào lãnh vực tài phiệt
Vào năm 1800, tổng số dân Do-Thái tại Âu-châu chỉ có ước lượng là
2.500.000 người. Tới năm 1900, thì con số này được kiểm kê chánh xác
hơn, là 10.500.000 người. Nếu đem so sánh sanh xuất với các dân tộc khác,
thì sẽ thấy rằng dân Do-Thái sinh sôi nẩy nở nhanh gấp hai lần dân Anh,
gấp năm lần dân Pháp. Một đặc điểm khác, là từ giữa thế kỷ 18, dân Do-
Thái đều có khuynh hướng tập trung tại các thành phố lớn để sanh sống, lý
do chánh yếu có lẽ vì tình trạng an ninh và kiếm sống dễ dãi hơn.
Cũng trong hạ bán thế kỷ 19, một số người Do-Thái đã nắm được
những then chốt về tài chánh và kỹ nghệ. Một thí dụ điển hình là gia đình