Phong trào chống Do-Thái toàn diện
Không phải riêng tại Đức hay tại Pháp là dân Do-Thái lâm vào tình
trạng bị chống đối trên đây. Tại ngay Nga-la-tư, hoàn cảnh của dân Israël
vào thời trước 1914 cũng không may mắn gì hơn. Sau thời cởi mở của Nga
hoàng Alexandre II, tới thời kỳ quốc gia triệt để của Alexandre III. Tinh
thần quốc gia của chế độ Alexandre III được một lý thuyết gia là
Pabiedonotsev hoạch định, ông này là thầy dạy học mà cũng là nhà lãnh
đạo tinh thần thiêng liêng của Nga hoàng. Tại Nga, hình thức chống Do-
Thái có một tánh cách thực tiễn hơn là lề lối văn minh tại Pháp. Từng đám
dân chúng, được cảnh sát khuyến khích, họp biểu tình, kéo tới những nơi
có người Do-Thái, và ngang nhiên đánh đập, giết chóc và cướp phá. Sau
đó, chánh phủ giải thích là : vì dân chúng quá uất ức với sự tàn ác của
người Do-Thái, nên đã có những phản ứng hợp lý như vậy. Sự thiệt thì lịch
sử nước Nga cho thấy rằng phong trào chống Do-Thái có một nguyên ủy xa
xôi hơn nhiều. Sự đập phá và giết chóc này của dân chúng bắt nguồn từ
việc đại chúng bất mãn ngày một nhiều thêm đối với cuộc sống đói khổ và
hà khắc, vừa thiếu cơm áo, vừa không có một chút tự do nào. Để hướng sự
phẫn nộ của dân chúng vào một cái gì, chánh quyền Alexandre III đã chỉ
cho họ đám Do-Thái, và bảo họ rằng : tất cả sự đói khổ và bất công của xã
hội là do đám Do-Thái tạo ra. Và vì đám Do-Thái này mà chánh quyền phải
hạn chế tối đa tất cả các quyền tự do của dân chúng, vì nếu không thì sẽ bị
người Do-Thái cướp mất nước ngay. Đám dân chúng nghèo khổ và thất học
tại Nga, được các cán bộ của chánh quyền giải thích cho như vậy, thì cho là
hữu lý, và đương nhiên, họ muốn giết hết người Do-Thái để hy vọng được
no ấm và tự do. Trong khi đó thì đám Do-Thái có liên quan gì tới sự thất
bại kinh tế, sự tham nhũng của các tay chân Nga hoàng và sự độc đoán
ngày một khủng khiếp của chế độ đâu !
Ngày 15-4-1881, 500 ngôi nhà và 100 tiệm buôn của người Do-Thái
tại Elizabeth-grad, bị cướp phá, đốt sạch và dân trong đó bị giết hết. Các
ngày sau, cuộc đánh phá còn ác liệt hơn, và với những quy mô lớn hơn tại
Kiev, và các thành phố khác. Dân Nga gọi những vụ này là « pogroms ».