đầy hoa thơm cỏ lạ mở ra trước mắt nàng, nhưng nàng lắc đầu vì trong mắt
nàng còn có một con đường khác. Đó là khúc sông Yukon hùng vĩ uốn
quanh Trạm Tanana, có nhà chung thánh George ở một bên, về phía bên kia
là một thương xã, và nó ở giữa khoảng đường từ làng dân Da Đỏ và một
căn nhà gỗ lớn rộng, nơi có một ông già đang sống nhờ sự săn sóc của
nhóm nô lệ.
Tất cả dân chúng ở vùng Yukon dẫu cách xa hàng ngàn dặm cũng biết
căn nhà lớn rộng ấy, ông già và những người nô lệ ấy. Cả các bà phước
cũng biết rõ căn nhà ấy cùng các cuộc vui chơi bất tận, cảnh tiệc tùng hoan
lạc diễn ra tại căn nhà ấy. Vì thế các bà phước đã khóc thương khi El-Soo
rời bỏ Tu-Viện Thánh Giá.
Có một sự cải tổ quan trọng trong căn nhà lớn rộng này khi El-Soo trở
về. Vốn chính mình cũng rất chuyên đoán, Klakee-Nah phản đối sự chuyện
quyền củ cô con gái ông, nhưng rồi sau quá thiết tha mơ mộng về huy-
hoàng, Klakee-Nah đã nhất quyết tới vay lão giả Porpotuk, tay giàu có nhất
vùng Yukon một ngàn Mỹ kim. Klakee-Nah mang số tiền vay được đi sắm
sửa; El-Soo trang hoàng lại căn nhà rộng lớn đó. Nàng mang lại cho nó
cảnh huy hoàng mới trong khi Klakee-Nah vẫn duy trì những truyền thống
hiếu khách và hoan lạc xưa.
Đối với một người dân Da Đỏ ở Yukon mà có tất cả những điều ấy thật
là bất thường, nhưng Klakee-Nah là một người da đỏ phi thường. Không
những ông ưa chiêu đãi khách quá độ, nhưng phần vì tư cách một vị tù
trưởng, phần vì kiếm được nhiều tiền, nên ông làm như vậy. Trong thời
buôn bán đầu tiên, ông có một uy quyền đối với dân chúng của ông, và ông
đã giao dịch một cách có lợi với các công ty thương mại của người da
trắng. Về sau, ông đã cùng Porpotuk khai thác một mỏ vàng trên triền sông
Koyokuk. Nhờ giáo dục và nhờ bản chất, Klakee-Nah là một người thuộc
phần giai cấp quí tộc. Trong khi đó Porpotuk thuộc thành phần trưởng giả
và đã bỏ tiền mua cả mỏ vàng. Porpotuk cần cù làm giàu còn Klakee-Nah