- Họ mong gì địch với chúng tôi được!
- Sao lại không địch được?
- Vốn chúng tôi to hơn. Kinh doanh to bao giờ cũng ít khi lỗ và bao giờ
cũng nhiều hiệu lực hơn.
- Như thế là cửa hàng của ông nuốt số lãi của ba cửa hàng nhỏ. Tôi
hiểu. Nhưng ông hãy nói cho tôi biết, những người chủ ba cửa hiệu ấy về
sau ra sao?
- Một người lái cam-nhông giao hàng cho hãng chúng tôi. Còn hai
người kia tôi không rõ.
Ernest đột nhiên quay sang phía ông Kowalt:
- Ông luôn luôn bán phá giá [59], vậy số phận những chủ hiệu thuốc
nhỏ bị ông dồn vào góc tường ra làm sao?
- Trong bọn họ có ông Haasfurther hiện nay phụ trách bộ phận đơn
thuốc của chúng tôi.
- Và ông đã thu hết những món lời mà họ đương kiếm được chứ gì?
- Nhất định rồi! Chính vì thế cho nên chúng tôi mới ra kinh doanh.
- Còn ông, – chợt Ernest hỏi ông Asmunsen, – ông rất khó chịu vì việc
công ty đường sắt ăn hết lãi của ông có phải không?
Không có tiếng trả lời
Ông Asmunsen gật đầu.
- Bằng cách hớt tay trên những người khác, có phải không?
Ernest gặng hỏi.
- Có thế mới kiếm ra lời chứ, – ông Asmunsen trả lời cộc lốc.
- Vậy ra cái trò kinh doanh tức là kiếm lời bằng cách hớt tay trên người
khác và ngăn không cho người ta hớt tay trên mình để kiếm lời. Nó là như
thế, có phải không?
Ernest phải nhắc lại câu hỏi, ông Asmunsen mới chịu trả lời:
- Phải, chính thế. Tuy vậy chúng tôi không phản đối người khác kiếm
lời, miễn là nó đừng quá quắt.
- Chắc ông muốn nói quá quắt nghĩa là kếch sù. Thế có khi nào ông tự
phản đối, không cho mình thu những món lời kếch sù không?
Ông Asmunsen thú nhận một cách rất trang nhã rằng quả ông có cái
nhược điểm ấy thật. Đến đây Ernest lại quay sang người khác, một người