ngực tôi: - Em hát đi cho anh nghe, - anh thì thầm, nũng nịu. - Anh đã nhìn
thấy một ảo ảnh và bây giờ anh muốn quên đi.
Chú thích:
1 "Chủ nghĩa phong kiến từ thiện của chúng ta" là một cuốn sách của
Ghent xuất bản năm 1902. Mọingười đều quả quyết rằng Ghent đã đem
tư tưởng thiểu số thống trị đến đặt vào đầu óc bọn đại tư bản. Việc mọi
người tin như thế thể hiện trong nền văn học của suốt ba thế kỉ bị
cáiGót sắt thống trị và ngay trong nền văn học của thế kỉ đầu tiên của
thế giới đại đồng. Ngày nay chúng ta đã biết rõ hơn. Những dù rõ đến
đâu, hiểu biết của chúng ta cũng không rửa được tiếng cho Ghent là
một người vô tội đã từng bị chửi rủa nhiều nhất trong lịch sử.
2 Dưới đây là mấy ví dụ về những quyết định đầy tính chất thù địch đối với
lao động của các toà án. Việc dùng trẻ con làm việc trong các vùng mỏ
than thì ai ai cũng biết. Năm 1905, lao động ở Pennsylvania đã thành
công trong việc đòi thông qua đạo luật bắt buộc ràng những lời tuyên
thệ của cha mẹ về tuổi già về học vấn của trẻ em phải có chứng cớ kèm
theo. Liền sau đó, đạo luật này bị Toà án Luzerne tuyên bố là trái hiến
pháp, với lí do là nó vi phạm điều tu chính thứ 14 ở chỗ nó đã phân
biệt đối xử với những cá nhân cùng một giai cấp, nghĩa là giữa trẻ con
trên mười bốn tuổi và trẻ con dưới mười bốn tuổi. Toà án Quốc gia đã
ủng hộ quyết định này. Toà án đặc biệt ở New York năm 1905 đã tuyên
bố trái hiến pháp đạo luật cấm những người vị thành niên và phụ nữ
làm việc quá chín giờ đêm, viện lí rằng đạo luật đó là một đạo luật có
tính chất giai cấp. Cũng thời đó công nhân làm bánh mì bị bắt làm việc
hết sức cực nhọc, cơ quan lập pháp của bang New York thông qua đạo
luật hạn chế lao động ở các lò bánh mì trong vòng mười giờ một ngày.
Năm 1906, Toà án tối cao của Hoa Kỳ tuyên bố đạo luật đó là trái hiến
pháp. Một đoạn của quyết định đó như sau: "Không có một lí do chính
đáng nào để xâm phạm vào quyền tự do thân thể và quyền tự do hợp
đồng bằng cách quy định giờ lao động cho công việc của thợ làm bánh
mì".
3 James Farley, một tên phá bãi công khét tiếng thời bấy giờ. Y là một kẻ vô
lại, nhưng rất gan dạ và rất tài tình. Y leo lên rất cao dưới quyền thống