“Đối với cá nhân tôi, Amazon là câu chuyện của một người sáng
lập đầy tài năng đã hoàn toàn tự mình định hướng tầm nhìn chiến
lược,” Eric Schmidt, chủ tịch của Google – một đối thủ cạnh tranh
trực tiếp của Amazon, phát biểu. Chính bản thân ông cũng là thành
viên của dịch vụ Amazon Prime – giao hàng trong hai ngày của
Amazon. “Sẽ chẳng có ví dụ nào hay hơn. Có lẽ chỉ có thể là Apple,
nhưng người ta quên rằng hầu hết mọi người tin Amazon đã sụp
đổ do không đạt được quy mô kinh doanh cần thiết để trang trải
kết cấu chi phí. Công ty liên tục thua lỗ hàng trăm triệu đô la.
Nhưng Jeff quả thực là người có tài ăn nói và rất thông minh. Ông là
một mẫu người sáng lập doanh nghiệp có chuyên môn điển hình nên
hiểu từng chi tiết nhỏ nhất và cẩn trọng xem xét mọi khía cạnh hơn
bất kỳ ai.”
Mặc dù giá cổ phiếu của công ty tăng cao chóng mặt trong thời
gian gần đây, nhưng Amazon vẫn là công ty ẩn chứa các vấn đề kỳ
lạ. Những chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán nổi tiếng là
thiếu sức sống, và việc mở rộng vào thị trường cùng phân mục sản
phẩm mới thậm chí khiến công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ
trong năm 2012. Nhưng phố Wall dường như không quan tâm đến
số liệu này. Jeff Bezos đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc
đầu tư xây dựng công ty dài hạn, nên đã tạo dựng lòng tin từ những
cổ đông. Những nhà đầu tư sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi một ngày
Jeff quyết định làm chậm lại quá trình mở rộng và nhận được lợi
nhuận bền vững.
Bezos hoàn toàn không để ý tới ý kiến của người khác. Ông có khả
năng giải quyết vấn đề, có tầm nhìn bao quát của một vị tướng
chỉ huy trong cuộc chiến cạnh tranh, luôn hướng tới làm hài lòng
khách hàng và cung cấp dịch vụ như giao hàng miễn phí. Ông có
những tham vọng vô cùng lớn – không chỉ đối với Amazon, mà còn
để thúc đẩy mở rộng giới hạn của khoa học và xây dựng lại lĩnh vực