là trường hợp điển hình phải đối mặt với sự hoài nghi này cùng với
những cái tên khác như Sears, Woolworth’s, và gã bán lẻ tạp phẩm
khổng lồ A&P phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền có thể
gây phá sản trong suốt những năm 1940. Người Mỹ đổ xô tới những
nhà bán lẻ lớn vì sự tiện lợi và giá thành thấp. Nhưng ở một mức giá
nhất định, những công ty này nhận được lợi nhuận lớn gây mâu
thuẫn trong cộng đồng. Chúng tôi muốn hàng hóa giá rẻ, nhưng
chúng tôi cũng không thực sự muốn bất kỳ ai phải từ bỏ những cửa
hàng độc lập, quy mô gia đình trên những con phố, hoặc những cửa
hàng sách nhỏ đã kinh doanh trong nhiều thập kỷ, do sự phổ biến
của chuỗi cửa hàng sách như Barnes & Noble và giờ đây là Amazon.
Bezos là người giao tiếp cẩn trọng trong chính công ty mình. Là
người bí hiểm về những chi tiết trong kế hoạch kinh doanh, ông
giữ suy nghĩ và mối quan tâm cho riêng mình. Ông cũng được biết
đến là doanh nhân khó hiểu trong giới kinh doanh Seattle và rộng
hơn là trong ngành công nghệ. Bezos hiếm khi phát biểu tại hội nghị
và ít khi tham gia phỏng vấn truyền thông. Thậm chí, những người
ngưỡng mộ ông và thường xuyên theo sát câu chuyện Amazon vẫn
mắc lỗi phát âm sai họ của ông (chính xác phải là “Bay-zose”, không
phải “Bee-zose”).
John Doerr, nhà đầu tư mạo hiểm chống lưng phía sau Amazon
ngay từ những ngày đầu và trở thành thành viên trong hội đồng
quản trị của công ty trong một thập kỷ, đã đặt tên cho phong cách
quan hệ công chúng có chừng mực của Amazon là “thuyết Bezos về
truyền thông”. Ông nói rằng Bezos sử dụng một chiếc bút mực
màu đỏ khi xem thông cáo báo chí, mô tả sản phẩm, bài diễn thuyết
và thư gửi cổ đông để gạch bỏ bất kỳ chữ nào rườm rà và không thân
thiện với khách hàng.
Chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết toàn bộ câu chuyện của
Amazon, nhưng thực sự chúng ta chỉ biết đến những câu chuyện