truyền thông. Không chỉ thành lập công ty nghiên cứu vũ trụ Blue
Origin của riêng mình, Bezos còn thâu tóm tờ báo gặp khó khăn
Washington Post vào tháng 8 năm 2013 với giá 250 triệu đô la, một
thương vụ gây choáng váng cho giới truyền thông.
Như nhiều nhân viên dưới quyền chứng thực, làm việc với Bezos
rất khó khăn và vất vả. Mặc dù nổi tiếng với nụ cười nồng nhiệt
và vui vẻ, Bezos có thể nổi giận gay gắt giống như người sáng lập
của Apple, Steve Jobs, người có thể làm khiếp sợ bất kỳ nhân viên
nào bước vào thang máy cùng ông. Bezos theo chủ nghĩa lãnh đạo
hoàn hảo, quan tâm theo dõi đến từng chi tiết nhỏ nhất, liên tục
cho ra các ý tưởng mới và phản ứng gay gắt với những nỗ lực làm việc
không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của ông.
Giống như Jobs, Bezos thuộc tuýp người có khả năng bóp méo
thực tại – vẽ ra viễn cảnh tươi sáng đầy thuyết phục, nhưng rút cuộc
thì lại chẳng mấy khi khiến họ thỏa mãn về công ty. Ông thường
nói rằng sứ mệnh của Amazon là “phải nâng cao chuẩn mực trong
các lĩnh vực và trên toàn thế giới, với mục tiêu tập trung hướng tới
khách hàng”. Bezos và nhân viên thực sự tập trung hướng tới đem lại
lợi ích cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng cạnh tranh không
ngừng với đối thủ và thậm chí với cả đối tác. Bezos thích nói rằng
thị trường Amazon tham gia cạnh tranh kinh doanh rộng lớn, với rất
nhiều cơ hội cho nhiều công ty thành công. Điều này có lẽ đúng,
nhưng rõ ràng Amazon góp phần gây thiệt hại hoặc làm phá sản
những đối thủ cạnh tranh dù có quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ,
rất nhiều trong số đó là các thương hiệu được thế giới biết đến:
Circuit City. Borders. Best Buy. Barnes & Noble.
Người Mỹ nói chung cảm thấy lo lắng về việc tập trung sức
mạnh của những tập đoàn lớn, đặc biệt khi các tập đoàn đó có trụ sở ở
những thành phố xa xôi. Thành công của những công ty này có thể
thay đổi phong cách sống của toàn thể cộng đồng dân cư. Walmart