Trước đó, Bezos và đội ngũ quản lý đã hào hứng thảo luận về một
cuốn sách khác sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược của công
ty trong giai đoạn sau: Thế lưỡng nan của nhà cải cách (The
Innovator’s Dilemma) của giáo sư trường Harvard, Clayton
Christensen. Christensen viết rằng những công ty lớn thất bại
không phải vì họ muốn trốn tránh thay đổi đột phá, mà bởi vì họ
không sẵn sàng thâm nhập vào những thị trường mới đầy hứa hẹn do
chúng có thể làm giảm sút thị trường kinh doanh truyền thống và
không đáp ứng yêu cầu tăng trưởng trong ngắn hạn. Ví dụ trong
trường hợp của Sears, công ty đã thất bại khi chuyển từ cửa hàng
bách hóa sang bán hàng giảm giá; IBM không thể chuyển từ máy tính
truyền thống cồng kềnh sang máy tính nhỏ gọn. Theo như
Christensen viết trong cuốn sách, những công ty giải quyết thành
công vấn đề tiến thoái lưỡng nan bằng cách “xây dựng những bộ
phận tự quản độc lập phụ trách xây dựng những ngành kinh doanh
mới và độc lập dựa trên công nghệ mới”.
Học hỏi những điều viết trong cuốn sách, Bezos tách Kessel
khỏi bộ phận kinh doanh truyền thống của Amazon. “Nhiệm vụ của
anh bây giờ là phải tiêu diệt chính ngành kinh doanh chủ đạo hiện
nay của chúng ta,” ông nói với Kessel. “Tôi muốn anh hành động
như thể mục tiêu nhắm đến là phải buộc những ai kinh doanh sách
bản cứng truyền thống thất nghiệp.” Bezos nhấn mạnh mức độ
cấp thiết của kế hoạch. Ông tin rằng nếu Amazon không đứng
đầu thế giới trong thời đại sách số thì Apple hoặc Google sẽ
chiếm lấy. Khi Kessel hỏi Bezos về thời hạn phát triển hoàn thiện
chiếc máy đọc sách số đầu tiên, Bezos nói với ông: “Về cơ bản là
anh đã muộn rồi.”
Bản thân không có kiến thức về lĩnh vực phần cứng và công ty
chưa có nguồn lực nào cả, nên Kessel đã đề ra nhiệm vụ tìm kiếm
dữ liệu nguồn từ Thung lũng Silicon. Ông gặp gỡ những chuyên gia