lần chừng đó, tức là gần 34 nghìn tỷ yên. Nếu cộng cả hai danh mục vào
với nhau thì tổng sẽ là...” Rõ ràng ông đã chuẩn bị trước và không cần
nhẩm tính gì cả, nhưng ông vẫn ngừng lại để gây ấn tượng. “Ừm, trên 57
nghìn tỷ yên cho vay tiêu dùng vào năm 1990. Một ngành kinh doanh dựa
trên quy mô của ngân sách nhà nước, đấy chính là bản chất của nó.”
“Một khoản tiền khổng lồ,” Honma nói.
“Cụ thể là 57 nghìn tỷ yên. Tương đương mười bốn phần trăm tổng sản
phẩm quốc nội của nước Nhật cùng năm. Hoặc hai mươi phần trăm thu
nhập khả dụng tính theo đầu người. Ở Mỹ các con số cũng ngang ngửa như
vậy. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngành tài chính tiêu dùng đã trở thành một
trụ cột của nền kinh tế nước ta.”
Quan trọng hơn, ngành này chẳng bộc lộ dấu hiệu suy giảm nào cả. Nói
đến đây Mizoguchi lại lật cuốn sổ của ông thêm lần nữa. “Sự tăng trưởng
của tổng nguồn cho vay tiêu dùng không ngừng tạo ra bất ngờ. Năm 1980,
tổng lượng tiền đạt gần 21,5 nghìn tỷ. Hãy coi chỉ số này tương đương một
trăm. Chỉ năm năm sau, vào năm 1985, chỉ số này đã lên đến 165, với tổng
số tiền là 34,75 nghìn tỷ. Năm 1990, chỉ số leo thang lên 272. Chỉ trong
vòng mười năm, nó đã tăng gần gấp ba lần.” Ông dùng ngón tay vạch một
đường lên mặt bàn. “Giả sử chúng ta vẽ một biểu đồ biểu thị mối quan hệ
giữa khoản cho vay tiêu dùng với sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc
nội. Thế thì, đường tổng sản phẩm quốc nội sẽ như thế này...” Một đường
thẳng tạo góc ba mươi độ. “Còn đây là đường cho vay tiêu dùng...” Ông vẽ
một đường tạo góc bốn mươi độ. “Trông giống như dốc trượt tuyết phải
không? Độ dốc thậm chí có thể gấp ba lần thế này. Còn ngành nào khác có
nhịp độ tăng trưởng tương đương không?”
“Có vẻ nó là một chiếc bong bóng khổng lồ.”
Mizoguchi suy nghĩ một hồi rồi chầm chậm lắc đầu. “Những gì mà
người ta gọi là ‘bong bóng’, ví như bong bóng của nền kinh tế mới nổ bùng
năm ngoái, là thứ hoàn toàn khác. Thị trường tiền tệ cho vay giờ đã xuất
hiện một bóng ma không biết từng hiện hữu hay chưa. Không gì giúp xác