ngành tài chính bán lẻ, tôi cũng không biết nền kinh tế Nhật Bản hay điều
kiện sống của chúng ta đến bao giờ mới thực sự cất cánh được. Kể từ bấy
đến nay, ngành tài chính đó chưa hề sụt giảm. Chúng ta sẽ làm rõ hơn nhé.
Vừa rồi tôi có sử dụng thuật ngữ ‘tài chính bán lẻ’. Nói chính xác hơn sẽ là
‘cho vay tiêu dùng’. Xét nghiêm ngặt thì nó sẽ được chia làm hai bộ phận.
Trước tiên là ‘mua bán tín dụng’, về cơ bản chính là ngành kinh doanh thẻ
tín dụng. Loại còn lại chính là ‘các khoản vay tiêu dùng’, những khoản vay
trái ngược với tài khoản cố định hay tiết kiệm bưu điện như khoản vay có
thế chấp, số tiền chi trội ở ngân hàng và những thứ tương tự. Thuật ngữ
‘các khoản vay tiêu dùng’ này bao gồm cả việc vay dựa trên thẻ tín dụng
lẫn từ những tổ chức vẫn được gọi là công ty tài chính tiêu dùng, anh biết
đấy, những nơi vốn được mệnh danh ‘cho vay nặng lãi’. Anh vẫn theo kịp
tôi đấy chứ?”
Honma đã ăn xong và vẫn đang ghi chép.
“Với danh mục đầu tiên, ‘mua bán tín dụng’ chia nhỏ hơn thành các hệ
thống ‘trả theo kỳ’ và ‘trả không theo kỳ’. Cách phân chia này đơn giản chỉ
ra rằng chủ thẻ có được tùy chọn trả sau hạn vài tháng không. Thông
thường, với các thẻ do ngân hàng cấp, anh không được phép trả quá hạn,
nhưng với các thẻ phi ngân hàng, anh hoàn toàn có thể. Toàn bộ chỉ có thẻ
mà thôi. Về sau có những hợp đồng thanh toán theo đợt dành cho một sản
phẩm nào đó, thì anh thậm chí không cần phải dùng thẻ. Vì thế chúng ta
mới có loại thẻ trả theo kỳ và thẻ trả không theo kỳ, với mỗi loại này, còn
có thể tiếp tục phân chia thành ‘thẻ thanh toán trực tiếp’ và ‘thẻ điện tử
dùng thanh toán online’.”
Mizoguchi cựa quậy trên ghế rồi ngả người tới trước như để nhấn mạnh,
rồi kiểm tra lại một bảng câu hỏi mà ông lấy ra từ cuốn sổ của mình. “Theo
dữ liệu tôi có được về năm 1990, nếu chúng ta xem xét loại thẻ mua bán tín
dụng, trước hết là loại trả theo kỳ, tổng số tín dụng mở rộng lên đến 11,5
nghìn tỷ yên. Với loại trả không theo kỳ, con số là gần 12 nghìn tỷ. Đối với
danh mục còn lại, các khoản vay tiêu dùng, số liệu trong cùng năm gấp ba