bày cho Tôn thất và quan lại biết lý do phế Thụy Quốc Công; Trần Tiễn
Thành định can thiệp , nhưng Thuyết giận dữ thét:
- Ông cũng có tội nặng, còn định nói gì?
Cả y triều đình cúi đầu khuất phục, chỉ trừ quan khoa đạo Phan Đình Phùng
can rằng :
- Tự quân chưa có tội gì mà phế bỏ như thế, thì sao phải lẻ .
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truyền bắt ngay lập tức . Sau nhờ sự
can thiệp của Nguyễn Trọng Hợp, làm cho Thuyết hiểu là một người dũng
cảm đến thế sẽ có lúc giúp ích được việc lớn , vị Thủ lãnh tương lai của
phong trào Cần Vương mới chỉ bị cách tuột hết chức tước và đuổi về quê.
Lăng Quốc Công Hồng Dật, em vua Tự Đức được đưa lên ngôi.
Sau lễ tấn phong Lăng Quốc Công, lấy hiệu là Hiệp Hòa, Trần Tiễn Thành
được thăng lên Thái Bảo Cần Chánh điện Đại học sĩ; các quan Khoa Đạo
Hoàng Côn và Đặng Trần Hanh dâng bản hạch tội ông đã cố ý bỏ qua mấy
đoạn trong tờ di chiếu mà ông được giao đọc ở nhà Hữu Vu.
Hiệp Hòa đưa sự việc ra đình nghị, Trần Tiễn Thành phải trả lời về lời buộc
tội ấy và dâng tờ sớ như sau:
- Ngày 14 tháng truớc, tiên đế triệu chúng thần vào điện, thần Trần Tiễn
Thành cùng chúng thần Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết, để trao cho
chúng thần tờ di chiếu để trong hộp. Chúng thần sang phòng thái giám để
kính đọc. Di chiếu có đoạn như sau:
- Tính hiếu dâm, ngoài ra tâm tính rất xấu, không đương nổi việc lớn "
Thần Nguyễn Văn Tường nói:
- Di chiếu là để lập người nối ngôi trời. Sợ đoạn này không hợp lắm, nên xin
bỏ đi. Thần Tôn Thất Thuyết và tiện thần Trần Tiễn Thành cũng cùng một ý
và chúng thần đã cũng dâng sớ tâu xin như thế. Nhưng tiên đế bác đi. Ngày
18, Thụy Quốc Công triệu chúng thần đến điện Quang Minh và bảo:-
- Nhà vua đứng đầu trăm họ cũng phải là người đứng đầu về đạo đức. Trong
di chiếu của tiên đế, vì lo cho tương lai nên có lời răn bảo nghiêm khắc,
chẳng hạn như đoạn nói về sự bê tha . Hoàng tử nói không dám trái ý tiên đế
, nhưng bảo thêm: " Tuy nhiên, đúng vào lúc trong nước rối loạn, quan hệ