gánh đi . Đám tang lạnh lùng này định đưa về An Cựu để mai táng trong địa
phận của chùa Tường Quang, nhưng mới đi được nửa đường thì chiếc quan
tài bằng chiếu bị đứt dây, một người lính đã chạy vào chùa Tường Quang
mời nhà sư trụ trì ra xử lý. Gặp lúc mưa gió, tối trời nên chẳng mấy ai nhiệt
tình trong việc di chuyển thi hài nhà vua vào chùa.
Hơn nữa, ai cũng tin rằng, nhà vua đã tự chọn nơi ở vĩnh viễn của mình tại
đó. Mảnh đất " thiên táng " ấy được chọn làm nơi mai táng thi hài một ông
vua xấu số bậc nhất của triều Nguyễn.
Ba ngày sau , vợ con nhà vua mới được thông báo để làm lễ chịu tang .
Tượng truyền rằng, về sau có một lão ăn mày kiệt sức, nằm chết còng queo
trên nấm mồ của ông vua Dục Đức , dân địa phương bèn đem chôn ông ta
ngay trên nấm mồ nhà vua mà không hay biết.
Sáu năm sau, do một hoàn cảnh bất ngờ, con trai của vua Dục Đức là Bửu
Lân được lên làm vua. Sau khi tức vị, Bửu Lân đặt niên hiệu là Thành Thái
và bắt đầu cho xây đắp lăng mộ của vua cha ngay tại nấm mồ " thiên táng "
đó .
Nấm mồ có cả thi hài của ông vua xấu số và lão ăn mày tốt số.