Tôn Thất Bình
Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Kiến Phúc
Kiến Phúc Lên Ngôi Trong Nước Mắt
Một Câu Nói Đổi Mạng Đế Vương
KIẾN PHÚC ( 1 ) LÊN NGÔI TRONG NƯỚC MẮT
Kiến Phúc là hoàng tử thứ ba của vua Tự Đức, nguyên là con thứ ba của Kiên
Thái Vương, phủ thiếp là bà BùiThi- Thanh, sanh năm Kỷ Tỵ ( 1869 ) . Năm
thứ 23 tri::4Ầ10:: Tự Đức , tháng Giêng , Tự Đức truyền đem vào cung, nuôi
làm Hoàng Thiếu Tử. Khi ấy nhà vua mới hai tuổi, bà Học phi Nguyễn Văn
Thị phụng mạng nuôi nấng.
Sau khi hai quan Phụ Chính Đại Thần họp các quan văn, võ ở Tịch Điền để
các quan cùng ký tên vào lá sớ truất phế Hiệp Hòa và đưa hoàng tử Ưng
Đăng lên ngôi, bấy giờ đã sang canh tư ( 2 giờ sáng ) , mưa gió sụt sùi , quan
Hậu quân Nguyễn Hanh được cử đi rước hoàng tử ở Khiêm Lăng, nơi hoàng
tử được đưa về ở từ sau đám tang vua Tự Đức.
Đó là hoàng tử được vua Tự Đức yêu quý nhất, mới được 14 tuổi, có phẩm
cách trang nghiêm, cao quý đáng ngạc nhiên ở một thiếu niên còn trẻ tuổi.
Khi biết có đoàn rước đến, hoàng tử trốn dưới gầm giường ; người ta lôi
hoàng tử ra, đưa lên kiệu, mặc cho hoàng tử la hét, khóc lóc . Kiệu của hoàng
tử được cáng đến Tịch Điền, vào nhà quan canh. Trời tờ mờ sáng, mưa gió
vẫn sụt sùi không dứt
Khi hai vị Phú Chính cho hoàng tử biết sự tình, hoàng tử lấy lý do mình còn
ít tuổi và thiếu kinh nghiệm để từ chối ngai vàng, nhưng bị mọi người xung
quanh dụ dỗ và thúc ép, rốt cuộc phải nhận lời. Hai vị Phụ Chính báo cho các
quan, trong đó có thêm các quan gặp phải phiên trực trong cung đêm đó.
Ngày 1- 12- 1883 Ưng Đăng lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc.
Từ đó , trong dân gian lưu truyền rộng rãi câu đối:
Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
Nghĩa là: