KẺ DỌN RÁC - Trang 156

còn hình thành nên Thông giả tự (2)? Mà một số chữ sai do người viết nối
liền các nét vào nhau khiến người đọc không dễ phát hiện ra.

(2) Thông giả tự: một phép dùng chữ trong tiếng Hán cổ. Dùng những

chữ có âm đọc giống hoặc gần giống để thay cho một chữ khác.

Tôi và Lâm Đào nhìn bức ảnh thật kỹ nhưng vẫn không phát hiện thấy

gì.

Anh Ngô mỉm cười bảo: "Nhìn ba chữ 'Thanh đạo phu (3)' này! Chữ

'thanh' viết nhấc nét nên từng chữ viết khá cẩn thận, gãy gọn, còn chữ 'phu'
thì các nét chữ khá đơn giản nên cũng không có vấn đề gì, duy chỉ có chữ
'đạo' này..."

(3) Ba chữ 'Kẻ dọn rác' nguyên gốc tiếng Hán là

清道夫 (Thanh đạo

phu). Lý giải của nhân vật anh Ngô là lý giải dành cho chữ Hán. Chữ "đạo"
道 bao gồm bộ quai xước 辶 và chữ "thủ" 首. Chữ "thủ" 首 bao gồm bộ
thảo đầu

艹 và chữ "tự" 白. Hung thủ viết sai nên đã gạch ba gạch trong

chữ "tự" thay vì gạch hai gạch.

"Trong cả hai vụ án, hung thủ đều không viết chữ 'đạo' một cách rõ

ràng." Lâm Đào nhận xét.

"Không rõ ràng không thể coi là đặc trưng được!" Anh Ngô nói, "Các

cậu thấy không rõ ràng chứ gì? Vậy để tôi phóng to lên cho các cậu xem."
Nói xong anh Ngô liền phóng to chữ "đạo" chiếm trọn cả màn hình.

"Khi chúng ta viết chữ đó thì thường viết 'bộ thảo đầu' ở bên trên, kế

tiếp đó là chữ 'tự' ở bên dưới, trong khung của chữ 'tự' chỉ có hai gạch
ngang, nhưng hung thủ lại quen tay viết thành ba gạch, thế là thành chữ sai.
Có thể hắn biết rõ chữ đó chỉ có hai gạch, nhưng khi viết thì lại quen thói
viết sai nên mới tạo ra sai lệch như vậy." Anh Ngô giảng giải.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.