bên ngoài chứa đựng một tâm hồn mục nát đến xương tuỷ; nó còn là một
sức phá hoại, đi đến đâu gieo rắc tai hoạ, tang tóc đến đấy. Nó giẫm đạp lên
tất cả tự do, hạnh phúc, tình yêu, gia đình, giáo huấn, tình cảm, lý tưởng.
Đối với nó, chỉ có một thế lực: đồng tiền. Nó là điển hình của chủ nghĩa hư vô,
nó khinh miệt hết thảy, khinh rẻ cả xã hội, cả loài người. Sau nhân vật Iagô trong
bi kịch Ôtenlô của Sêchxpia,:
Đông Juăng của Môlie đánh dấu sự ra đời của
chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hèn hạ. Mỗi bước chân nó đi đều để lại điêu tàn,
than khóc và nước mắt. Trong vở Đông Juăng, Môlie đã trình bày một cái
“phông” xã hội rộng lớn và đã vạch trần nguyên nhân của những bất bình
đẳng trong xã hội. Bằng một ngòi bút vô cùng tế nhị, ông đã công kích tôn
giáo, công kích tất cả các cơ sở phong kiến đã đẻ ra con người khủng khiếp
ấy. Đông Juăng là một nhân vật hết sức phức tạp; nó có những khía cạnh
hấp dẫn của nó; tương tự như “Người cháu của Ramô” sau này, nó vừa
đóng cái vai Đông Juăng của nó, vừa tự phủ định. Sau Đông Juăng, là vở
hài kịch lớn Kẻ ghét đời. Kẻ ghét đời có một địa vị đặc biệt trong sự
nghiệp sáng tác của Môlie. Ông viết vở này giữa cuộc phong ba của đời
ông, giữa lúc ông bị bọn thù địch tấn công từ mọi mặt. Kẻ ghét đời diễn lần
đầu tiên ngày 4 tháng 6, năm 1666. Vừa ra đời, vở kịch đã được các nhà
văn có tên tuổi hết sức ca ngợi; Boalô đánh giá nó là tác phẩm lớn nhất của
Môlie.
Trong vở này, Môlie đưa lên sân khấu một người trung thực, dũng cảm:
Anxextơ,
“Kẻ ghét đời”. Anh ghét cay ghét đắng “toàn bộ thế giới”, anh oán thù cả xã
hội cung đình, nhưng anh lại tha thiết yêu Xêlimen, một thiếu phụ quý tộc
có đủ thói hư tật xấu của thời đại. Với Kẻ ghét đời, Môlie đã sáng tạo một
tác phẩm không những có tính hiện thực sâu sắc và tố cáo toàn bộ xã hội
phong kiến, nó còn mang tính chất trữ tình phong phú, diễn tả khát vọng tự
do của nhà văn. Ông đã tổng hợp trong vở hài kịch này những nét châm
biếm sâu cay và những tư tưởng thâm trầm của những vở hài kịch đã sáng
tác trước đấy. Trong mỗi vở trước, ông nhằm một khía cạnh của xã hội cung
đình để công kích; trong vở này, ông công kích toàn diện xã hội “cung đình
và thành thị”. Ông muốn đập tan nát cái xã hội bẩn thỉu đang tìm mọi thủ