đoạn để vùi dập, tiêu diệt ông và những người yêu tự do. Anxextơ không
phải là Môlie, nhưng qua Anxextơ ta thấy tấm lòng của Môlie, đầy công
phẫn, đầy tính chiến đấu chống lại một xã hội đầy rẫy bất công, “đâu đâu
cũng chỉ thấy xu nịnh… vụ lợi, phản bội, lừa lọc”. Trong Kẻ ghét đời,
Môlie mô tả quá trình đấu tranh bi đát và tuyệt vọng của tự do chống cường
quyền.
Anxextơ qua vở kịch, đã nếm tất cả những mùi vị cay đắng của cuộc
đời, công lý chịu khuất phục trước quyền thế; tài năng bị dập vùi; văn thơ
cầu kỳ của bọn quí tộc, rỗng tuếch, giả dối, được người ta tán tụng. Thống
trị cả cái xã hội cung đình ấy là sự lừa bịp, là sự nịnh hót trước mặt để bêu
riếu nhau, làm hại nhau sau lưng, Anxextơ vốn là một người yêu đời, thiết
tha với con người, tin tưởng vào sự cải tạo của con người, nhưng xã hội đã
giết chết ở anh những mầm mống tốt đẹp ấy. Anh là “một tâm hồn hiếm có,
một tâm hồn cao quý và dũng cảm” (lời Êliăng, một nhân vật trong vở
kịch). Xã hội phong kiến thối nát không thể dung thứ hạng người khẳng
khái ấy. Kẻ ghét đời mô tả quá trình tan vỡ của lý tưởng tự do, ngọn lửa yêu
đời dần dần bị dập tắt; cuối cùng Anxextơ chỉ còn một con đường là “căm
ghét toàn thể xã hội, toàn thể loài người” và trốn ra một nơi hẻo lánh để
mong sống một cuộc đời trong sạch. Môlie đã nhận thấy rõ rằng không thể
hoà hoãn với trật tự xã hội hiện tại, với bọn thống trị bất lương, Anxextơ
đơn độc chiến đấu, đó là nguồn gốc tấn bi kịch trong lòng Anxextơ.
Vở hài kịch triết lý này của Môlie cũng như nhiều hài kịch lớn khác của
ông mang nhiều yếu tố bi kịch, tiếng cười ở đây pha lắm vị chua chát; mỗi
thất bại của Anxextơ là một lời tố cáo đắng cay xã hội chuyên chế đương
thời.
Sau vở hài kịch Kẻ ghét đời, sáng tác của Môlie bước vào một giai đoạn mới. Một
phần lớn các tác phẩm của ông chế giễu những người tư sản, đại diện cho tầng lớp tư
sản lạc hậu nhất, hủ bại nhất, những kẻ muốn quí tộc hoá.:
Trước đấy, ông đã phê
phán giai cấp tư sản trong một số vở kịch kể trên - Ngoài ra, ông tiếp tục
công kích một số tàn tích của triết học kinh viện cổ hủ, một cản trở của
khoa học, của sự tiến bộ lúc bấy giờ, nhất là bọn thầy thuốc gàn dở cố bám