lấy những giáo điều đã lỗi thời. Một điều cần chú ý nữa, là trong giai đoạn
sáng tác cuối cùng này, các nhân vật xuất thân từ quần chúng chiếm một địa
vị quan trọng hơn trong những hài kịch trước đấy.
Năm 1666, Môlie cho diễn vở Người thầy thuốc bất đắc dĩ, một vở
Phacxơ (kịch hề) ba hồi, do một vở ông đã cho diễn thời kỳ biểu diễn ở các
tỉnh nhỏ. Nhân vật Xganaren lại xuất hiện trên sân khấu và làm cho mọi
người cười lăn cười bò. Mactin vì oán ghét chồng là Xganaren hay đánh
đập mình, liền báo cho Giêrôngtơ đang đi tìm thấy thuốc chữa cho con gái
hoá câm, biết Xganaren là một bậc danh y giấu tài. Thế là Xganaren, trước
gậy của hai người đầy tớ của Giêrôngtơ, phải khoác áo dài và đội mũ nhọn
của thầy thuốc, để đi chữa bệnh cho cô con gái giả câm, vì không lấy được
người yêu. Đó là một hài kịch châm biếm thứ y học lạc hậu, tối tăm thời
Trung cổ.
Năm 1668, Ămphitơriông, một vở kịch viết bằng thơ tự do, được diễn
lần đầu tiên; cũng năm ấy, vở hài kịch Giorgiơ.Đăngdanh được biểu diễn
trước ba nghìn khán giả, một số lượng phi thường ở thế kỷ XVII. Môlie viết
về vở kịch này như sau: “Đề tài là một người nông dân đã lấy con gái một
người quý tộc làm vợ và trong suốt vở hài kịch, bị trừng phạt vì dục vọng
xấu xa của mình”. Ông công kích những kẻ còn mê muội với cái bả quý tộc
mà tự phá huỷ hạnh phúc của mình. Hai tháng sau, vở Lão hà tiện ra đời;
nhà văn chế giễu Acpagông, một kẻ điển hình của giai cấp tư sản thời kỳ
tích luỹ nguyên thuỷ, ích kỷ và tàn ác.
Trong vở Trưởng giả học làm sang (1670), Môlie tiếp tục lên án những
tội ác của giai cấp tư sản mê muội, đã dùng thủ đoạn gian ác để làm giàu.
Mũi dùi chủ yếu của ông là công kích những kẻ muốn quay trở lại xã hội
phong kiến quý tộc đã mục nát; qua nhân vật Juôcđanh, Môlie tố cáo một
nền “văn minh” đã sa đoạ, không còn chút sinh lực.
Một tác phẩm cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn này là vở Những bà
thông thái, diễn lần đầu năm 1672, một vở hài kịch lớn năm hồi bằng thơ;
vở này đã được nhà văn bắt đầu viết trước đó bốn năm. Một lần nữa, ông
công kích lề lối sống khoa trương, giả tạo, xa rời thực tế.