Nó phát triển rực rỡ trong non một thế kỷ và có ảnh hưởng lâu dài đến nền
văn học các nước châu Âu, như Anh, Đức, Nga…
Chủ nghĩa cổ điển tiếp tục văn học thời đại Phục hưng, đề cao triết học
tự nhiên, đề cao lý trí, lấy nghệ thuật cổ đại Hy-lạp, La-mã làm mẫu mực
sáng tác, đã giáng những đòn quyết liệt vào những tàn tích của thế giới
quan phong kiến Trung cổ, nhất là vào triết lý kinh Viện và nhà thờ phản
động; đồng thời, nhất là vào cuối thế kỷ, nó công kích chế độ chuyên chế,
ngày càng chuyển thành một chế độ độc đoán, thối nát. Chủ nghĩa cổ điển
là một trào lưu văn học mang những tính chất độc đáo, - sản phẩm của một
thời đại nhà nước quân chủ chuyên chế đã dẹp tan được bọn lãnh chúa
phong kiến để thống nhất quốc gia, một chế độ đã khuyến khích và ủng hộ
sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng lại ra tay đàn áp rất khốc liệt
những phong trào nổi dậy của nông dân. Nó là sản phẩm của chế độ quân
chủ chuyên chế, lúc mà chế độ này “mang tính chất là trung tâm văn minh,
là kẻ đặt nền móng cho sự thống nhất dân tộc” (Mác).
Cuối thế kỷ XVI, nước Pháp lâm vào cảnh nội chiến kéo dài, ngăn trở
việc thống nhất quốc gia. Các nhà vua đầu tiên của dòng Buôcbông đã dẹp
được bọn vương hầu quý tộc cố bám lấy đặc quyền đặc lợi của chúng, hòng
chia cắt đất nước thành những khu vực tự trị; chúng muốn kìm hãm nước
Pháp trong cảnh chia xẻ lạc hậu và không từ một mưu mô nào, kể cả sự liên
kết với quân đội nước ngoài, để duy trì quyền lợi của chúng. Nhà nước
quân chủ chuyên chế là một vũ khí của xã hội mới chống lại chủ nghĩa
phong kiến cát cứ. Nó dựa trên lực lượng tiến bộ lúc bấy giờ, là giai cấp tư
sản đang hình thành để tiêu diệt những lãnh chúa không chịu quy phục
chính quyền trung ương. Hồng y giáo chủ Risơliơ, tể tướng của vua Lu-y
XIII cho phá những thành trì phong kiến cát cứ để đề phòng những cuộc nổi
loạn ở địa phương. Lúc ấy, giai cấp tư sản đang ở hình thái tiền tư bản chủ
nghĩa; nó cần phải dựa vào chế độ quân chủ chuyên chế để bành trướng thế
lực. Chính sách kinh tế của Hăngri IV, của Risơliơ, dưới triều Lu-y XIII và
của Conbe dưới triều Lu-y XIV, khuyến khích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
phát triển, nhất là về công nghiệp và thương mại. Nhiều công trường thủ