KẺ GHÉT ĐỜI - Trang 8

Nói tóm lại, thế kỷ XVII là thế kỷ chứa chất rất nhiều mâu thuẫn. Nhà

nước quân chủ muốn giữ “thế quân bình”, nhưng nó không thể đứng trên
mọi giai cấp. Trước hết nó là công cụ đàn áp những tầng lớp nhân dân bị
bóc lột. Nó phục vụ hai giai cấp, đều là những giai cấp bóc lột, nhưng lại có
những mâu thuẫn gay gắt với nhau: giai cấp quý tộc phong kiến và giai cấp
tư sản.

Giai cấp quí tộc trên bước đường suy vong, không còn thế lực gánh vác

nhiệm vụ nặng nề là kiểm soát toàn bộ Nhà nước quân chủ; còn giai cấp tư
sản, mới hình thành, chưa đủ lông cánh để tạo nên một chính quyền bảo vệ
quyền lợi của nó. “Vua mặt trời” Lu-y XIV, ngự trị ở cung đình Verxay,
chính là đại biểu của bọn quí tộc và một phần nào cũng là ông vua của giai
cấp tư sản. Sau này, khi Lu-y XIV đã chết, trong nhân dân Pháp có câu hát:

“Ông vua của những kẻ trưng thuế tô yên nghỉ nơi đây,
Ông vua của những người cho vay nặng lãi"
Văn học cổ điển chủ nghĩa ở Pháp đã phản ánh cái triều đại đầy mâu

thuẫn ấy. Là sản phẩm của chế độ quân chủ chuyên chế, phần nhiều tác
phẩm cổ điển, bi kịch và hài kịch, ô-pê-ra và ba-lê được sáng tác để trình
diễn nơi cung đình, “mua vui” cho các ông hoàng, bà chúa. Những tác
phẩm ấy được phân ra làm hai loại: loại “cao quý” như bi kịch, đưa lên sân
khấu những “ông lớn”, coi như chỉ mình tầng lớp họ là những tình cảm lớn
lao; còn loại “thấp kém”, như hài kịch, dùng để chế giễu thói hư tật xấu của
những người tư sản, của nhân dân và có khi của những người quí tộc lớp
dưới nữa. Bởi vậy, ở những loại hình cao quí, ngôn ngữ phải trang nghiêm,
trịnh trọng, nhiều khi mang tính chất khoa trương, còn ngôn ngữ các vở hài
kịch hay ngụ ngôn thường bị coi là “tầm thường”, “thô kệch”, “quê mùa”.

Văn học cổ điển phản ánh những tình cảm, khát vọng của tầng lớp thị

dân và của quảng đại quần chúng. Nó không thể không diễn tả tư tưởng, đời
sống của một dân tộc đang hình thành và lớn mạnh. Chính những nét đặc
trưng này đã mang lại cho chủ nghĩa cổ điển một sức sống mạnh mẽ, một
bộ mặt huy hoàng, những nét hiện thực sâu sắc. Một trong những thành tựu
lớn nhất của chủ nghĩa cổ điển là tinh thần duy lý, bao trùm toàn bộ tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.