Rosner phải không?”.
“Cũng không hẳn vậy. Chúng ta đã thử theo cách truyền thống trước, đó là
quan hệ với AIVD, cơ quan an ninh của Hà Lan. Chúng ta đã thuyết phục
họ hàng tháng trời, nhưng người Hà Lan vào thời điểm đó không thích dây
dưa với chúng ta. Sau lần từ chối cuối cùng, tôi đã được phép xâm nhập
AIVD bằng cửa sau. Trưởng trạm địa phương của chúng ta đã hơi vụng về
trong việc tiếp cận với ông phó của AIVD phụ trách theo dõi cộng đồng
Hồi giáo, và chuyện đó đã đổ vỡ trước mặt chúng ta. Anh còn nhớ vụ xì-
căng-đan đó không Gabriel?”.
Anh vẫn nhớ. Vụ này đã được phanh phui trên khắp các báo Hà Lan và
Israel. Đã có nhiều cuộc trao đổi nóng hổi giữa Bộ ngoại giao hai nước và
những lời đe doạ trục xuất đầy giận dữ.
“Khi cơn bão qua đi, tôi quyết định thử lại lần nữa. Tuy nhiên, lần này tôi
chọn một mục tiêu khác”.
“Rosner”, Gabriel nói thêm và Shamron gật đầu đồng ý.
“Ông ấy theo dõi những gì đang được truyền miệng ở các nhà thờ Hồi giáo
khi không ai ở Amsterdam muốn nghe, và ông đọc những lời phỉ báng qua
những trang viết trên internet khi mà những người khác không thèm để ý
đến. Nhiều lần, ông ấy đã cung cấp thông tin cho cảnh sát kịp thời ngăn
ngừa bạo động. Ông bất ngờ biến thành người Do Thái. Qua những thông
tin đó thì, Rosner chính là người đáp ứng những mong ước của chúng ta”.
“Thế ai là người lo việc tuyển chụng?”
Shamron nói. “Chính tôi. Sau vụ xì-căng-đan ở AIVD, tôi không còn tin
tưởng mà giao việc cho ai nữa”.
Gabriel nói. “Ngoài ra, việc tuyển dụng được người tốt luôn là điều khiến
ông ham thích”.
Shamron trả lời bằng một nụ cười ẩn ý, cũng như nụ cười mà ông đã thể
hiện vào buổi chiều nóng như thiêu đốt vào tháng 9 năm 1972, khi ông đến
gặp Gabriel tại Viện hàn lâm nghệ thuật Bezalel tai Jerusalem. Lúc đó
Gabriel đã là một hoạ sĩ trẻ đầy triển vọng, còn Shamron là một người
ngông cuồng trong chiến dịch thủ tiêu các thành viên của tổ chức Tháng
Chín Đen, những kẻ thực hiện Vụ thảm sát Munich. Chiến dịch này có mật