nên nâng mức báo động và đánh động vài tên khủng bố. Và có lẽ Elizabeth
Halton và những người Mỹ còn lại nên ở lại trong Đại sứ quán thay vì chạy
bộ trong công viện Hyde Park”.
“Tôi đã bảo anh đứng ngoài cuộc”.
“Đó có phải là lý do tại sao ông để tôi ngồi trong buồng giam 16 tiếng đồng
hồ không Graham? Có phải đó là lí do ông để họ kết tội tôi và ông để họ lấy
dấu tay và chụp ảnh tôi không?”.
“Hãy tha lỗi cho tôi vì không đến cứu anh sớm hơn, Gabriel. Tôi hơi bận”.
Gabriel nhìn ra những con đường trơn ướt của khu Westminster. Những con
đường vắng tanh, trừ những sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục đứng gác ở
mỗi góc phố. Graham Seymour cũng có lí do. Luân Đôn vừa trải qua một
ngày đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Gabriel hầu như
không thể than phiền về chuyện đã phải ngồi gần như một ngày ở Sở cảnh
sát Luân Đôn.
“Có bao nhiêu người chết vậy, Graham?”.
“Con số người chết cao hơn vụ tấn công tháng7 năm 2005”, Seymour đáp.
“Đến giờ đã có 300 người chết, hơn 2.000 người bị thương. Tuy nhiên
những vụ đánh bom này rõ ràng còn có mục đích khác là nhằm tạo ra bầu
không khí hỗn lạo ở thủ đô. Điều đó cho phép những tên khủng bố cao chạy
xa bay dễ dàng hơn. Không may là, chuyện này đã diễn ra thật hoàn hảo.
Kẻ nào lên kế hoạch vụ tấn công này đúng là một thiên tài tàn ác”.
“Ông đã có thông tin gì về nhận dạng cũng như quan hệ của những kẻ đánh
bom chưa?”.
“Chúng đều là những thanh niên người Anh thế hệ thứ hai từ khu Finsbury
Park và Walthamstow ở Đông Luân Đôn. Cả bốn người đều có gốc Ai Cập
và cả bốn đều là thành viên của một nhà thờ Hồi giáo khu trung tâm nhỏ ở
Walthamstow gọi là nhà thờ Salam”.
“Nhà thờ Hoà bình”, Gabriel nói. “Thật phù hợp làm sao”.
“Thầy tế đã biến mất cũng như nhiều thành viên khác trong nhóm. Dựa trên
những gì chúng tôi được biết đến giờ, có vẻ như những thanh niên địa
phương đã thực hiện chiến dịch đánh bom này, còn anh chàng Samir của
anh và cộng sự của hắn đảm nhiệm vụ bắt cóc”.