Nhất đã được thực hiện vào năm 1933. Về địa lý thì từ đó đến nay,
nó vẫn nằm tại nơi nó nằm bây giờ.
Nhưng về quy hoạch Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và tác
động của nó đến quy hoạch phát triển các sân bay, trên thực tế đã
có sự thay đổi rất lớn, điều không thể không nói đến trong câu
chuyện sân bay Tân Sơn Nhất – sân bay Long Thành.
Cả trong thời Pháp thuộc và dưới chính quyền Sài Gòn cũ, sân
bay Tân Sơn Nhất nằm ngoài địa giới thành phố Sài Gòn. Nó được
đặt ở tỉnh Gia Định (tỉnh bao gồm các quận, huyện hiện nay Tân
Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh,
Cần Giờ...). Vào năm 1975, diện tích quỹ đất nằm trong hàng rào
sân bay Tân Sơn Nhất rộng khoảng 36 km2 (3600 ha).
Ðiều gì đã xảy ra từ sau năm 1975 ảnh hưởng đến sân bay Tân Sơn
Nhất?
Năm 1975, ngay sau khi miền Nam được giải phóng, tỉnh Gia
Định cùng một số khu vực khác đã được sáp nhập vào Sài Gòn thành
thành phố Sài Gòn - Gia Định. Năm 1976, thành phố này được đổi
tên thành thành phố Hồ Chí Minh.
Việc sáp nhập tỉnh Gia Định vào Sài Gòn đã ảnh hưởng rất đáng
kể đến quy hoạch phát triển sân bay Tân Sơn Nhất của chính
quyền Sài Gòn cũ. Thành phố phát triển nhanh về phía Tây, Tây
Bắc (một phần có lẽ do thiếu cầu qua sông Sài Gòn để phát triển
về phía Đông, Đông Nam), đẩy sân bay Tân Sơn Nhất nằm lọt
thỏm trong lòng thành phố như chúng ta đang nhìn thấy. Sân bay
Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí còn bất cập hơn so với sân bay Don
Muang ở Bangkok, sân bay Subang ở Kuala Lumpur – các sân bay đã
chuyển phần lớn hoạt động sang các sân bay mới ở xa thành phố.