KẺ TRĂN TRỞ - Trang 145

Do tác động của sự phát triển đô thị, khoảng 2/3 quỹ đất quy

hoạch cũ của sân bay Tân Sơn Nhất đã được sử dụng để làm đô thị.

Toàn bộ phần quận Tân Bình từ ngã tư Bảy Hiền theo đường

Trường Chinh về ngã tư An Sương, phần của các quận Tân Bình, Gò
Vấp từ đường Phổ Quang sang các đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn
Oanh, Quang Trung... vốn trước đây nằm trong hàng rào sân bay
Tân Sơn Nhất, nhưng bây giờ là đường phố, nhà ở, văn phòng...

Như vậy, chỉ riêng về mặt quy hoạch quỹ đất, việc đặt dấu

chấm hết cho khả năng mở rộng, phát triển Tân Sơn Nhất thành
một sân bay lớn, với công suất thông qua mỗi năm lên tới 100 triệu
hành khách (như các sân bay khác trong khu vực) đã xảy ra ngay từ
khi tỉnh Gia Định được sáp nhập vào Sài Gòn năm 1975. Nó không
phải xảy ra vào năm 1997 khi sân bay Long Thành chính thức được
quy hoạch trong hệ thống sân bay quốc gia, càng không phải vào
năm 2008 khi có chủ trương xây sân golf tại khu vực sân bay Tân Sơn
Nhất. Sẽ là sai lầm rất lớn nếu ai đó cho rằng dự án sân bay
Long Thành là hệ quả của việc xây sân golf. Lịch sử quy hoạch một
sân bay lớn ở tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu trước đó hàng chục năm.

Sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nhơn Trạch, sân bay Long Thành

Ngay từ khi sân bay Tân Sơn Nhất còn chưa sử dụng hết quỹ

đất (lớn gấp ba lần quỹ đất dân sự và quân sự hiện còn), chính
quyền Sài Gòn đã quy hoạch và thiết kế một sân bay lớn hơn Tân
Sơn Nhất. Đó là dự án sân bay Nhơn Trạch tại huyện Nhơn Trạch,
tỉnh Đồng Nai. Sân bay Nhơn Trạch đã được Công ty tư vấn thiết
kế hàng không Airports de Paris (ADP) thiết kế và lẽ ra đã được
khởi công xây dựng cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy
nhiên, tình hình chiến tranh đã làm cho dự án này bị hoãn lại và
đến năm 1975 thì chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.