Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng sân bay Biên Hòa có phải
là giải pháp?
Việc dùng sân bay quân sự Biên Hòa làm sân bay dân dụng để
không phải xây sân bay Long Thành là không khả thi vì nhiều lý do.
Sân bay Biên Hòa nằm ngay trên hành lang bay ra, vào sân bay
Tân Sơn Nhất và “tranh chấp” bầu trời với sân bay Tân Sơn
Nhất. Nếu biến sân bay Biên Hòa thành một sân bay dân sự lớn,
sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn đường bay trên trời. Nếu sử dụng
sân bay Biên Hòa để giải quyết tình trạng tắc nghẽn hạ tầng sân
bay dưới đất, nhưng lại tạo ra tình trạng tắc nghẽn đường bay trên
trời, gây tốn tiền, thì không đạt được sự cải thiện nào đáng kể.
Sân bay Biên Hòa đến nay vẫn chưa giải quyết xong các khu
đất bị nhiễm dioxin (chất độc màu da cam) do chiến tranh để lại.
Trong tình hình đó, việc biến sân bay Biên Hòa thành một sân bay
dân sự lớn là không đảm bảo an toàn cho hành khách và một số
lượng đông đảo cán bộ, nhân viên các loại làm việc tại sân bay.
Sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự lớn ở khu vực phía Nam.
Nếu lấy làm sân bay dân sự thì bắt buộc phải xây một sân bay
quân sự mới thay cho nó và tiền đầu tư cho sân bay quân sự đó
cũng phải được tính đến.
Đối với sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi chưa có Long Thành, ở
mức độ nhất định, việc mở rộng sân bay bắt buộc phải làm, nếu
không thì không còn khả năng tăng chuyến bay, hành khách nữa.
Được biết, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ đầu
tư để tăng thêm khoảng 20-25 vị trí đậu máy bay, mở rộng nhà ga nội
địa, quốc tế để tăng khả năng thông qua khoảng 6-7 triệu khách
mỗi năm. Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất có 40 vị trí đậu máy bay và
công suất thiết kế nhà ga 20 triệu hành khách mỗi năm. Đây là