KẺ TRĂN TRỞ - Trang 26

Rõ ràng là “chất lượng người” của chúng ta có vấn đề, mặc dù

người Việt quan tâm rất nhiều đến giáo dục và các gia đình chi
rất nhiều công sức, tiền bạc cho giáo dục.

Vì thật ra chúng ta quan tâm đến loại, kiểu giáo dục không khoa

học và tiến bộ. Chúng ta có những mục tiêu giáo dục không lành
mạnh. Nếu nói nặng hơn, cả trong giáo dục gia đình và giáo dục nhà
trường, đã và đang tồn tại những thứ phản giáo dục.

Nhiều người muốn con cái được làm quan, nhưng trong bất kỳ

xã hội nào, quan chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Xã hội càng phát triển, tỷ
lệ quan càng giảm. Dù tấm lòng, mong ước của bố mẹ với đứa con
của mình thế nào, cơ hội để nó trở thành quan vẫn rất nhỏ.

Nhiều người muốn con cái được an nhàn, làm những việc nhẹ

nhàng mà dễ ra tiền. Ít có những cơ hội như thế trong cuộc sống
thực và, nếu như có, thì cuộc cạnh tranh để chiếm được cơ hội cũng
khốc liệt, người thắng thường là người có năng lực hơn. Xã hội càng
phát triển, cạnh tranh trên thị trường lao động càng cao.

Vậy thì, cái quyết định tương lai của một đứa trẻ nằm ở “chất

lượng người” của đứa trẻ; ở kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh, đạo đức của
đứa trẻ, hoàn toàn không nằm ở tấm lòng, tình cảm của bố mẹ
dành cho nó, càng không phụ thuộc gì vào mong muốn của bố mẹ
là nó sẽ trở thành ai, làm công việc gì trong tương lai.

Một điểm chung dễ nhận thấy trong sự phát triển mạnh mẽ của

các nước Singapore, Hàn Quốc, Israel là chế độ nghĩa vụ quân sự
bắt buộc. Những gì một người học được ở môi trường quân đội khắc
nghiệt rất tốt cho việc hoàn thiện, nâng cao “chất lượng người” ở
các nước đó. Đó là tính kỷ luật; sự kết hợp giữa tính cụ thể và khả
năng bao quát; khả năng, kỹ năng chịu đựng thách thức và giải quyết
thách thức; tính đồng đội, khả năng chia sẻ, phối hợp, kỹ năng tổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.