KẺ TRĂN TRỞ - Trang 262

giờ là yếu tố quyết định đối với những ngành kỹ thuật, công nghệ
cao như sản xuất ô tô.

Cũng như các ngành đặc thù sản xuất máy bay, xây dựng sân bay,

đóng tàu biển, trên thế giới, những nước có nền công nghiệp ô tô
thực sự phát triển với thương hiệu xe của mình thường rất thiểu số.
Rất nhiều nước giàu có, phát triển mà tự mình không sản xuất ô
tô. Do vậy, tôi cho rằng Việt Nam cần cân nhắc kỹ trước khi
quyết định “đánh cược” với hướng đi này.

Một quan chức Bộ Công Thương cũng nói rằng, mỗi năm Việt

Nam sẽ phải bỏ ra 10-12 tỷ đô-la để nhập khẩu ô tô, nếu không có
ngành công nghiệp ô tô. Ngay cả khi điều vị lãnh đạo này nói là đúng
thì tôi cho rằng Việt Nam vẫn cần có câu trả lời cho câu hỏi: Nếu
tự sản xuất ô tô thì mỗi năm nhà nước và người dân phải bỏ ra bao
nhiêu tiền?

Nếu có thể thỏa mãn được nhu cầu bằng những chiếc ô tô sản

xuất trong nước có chất lượng tương đương mà chỉ phải chi 8-10 tỷ
đô-la thì đáng làm, nhưng nếu phải bỏ ra 13-15 tỷ đô-la để sản xuất
và bù thuế thì không đáng làm. Thực tế cho thấy, trong một nền
kinh tế toàn cầu hóa, nếu một quốc gia không có những lợi thế
đặc biệt về một lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nào đó, tự cung đôi khi
còn đắt đỏ hơn nhập ngoại.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đến cuối năm 2007, thuế

nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã giảm từ 90% xuống còn 60% và
được trông đợi sẽ giảm tiếp. Tuy nhiên, từ tháng 3-2008 thuế này
đã tăng trở lại và đang có mức 83%. Lý do được cơ quan quản lý đưa
ra là để bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô và công nghiệp phụ
trợ trong nước, giảm bớt tắc nghẽn giao thông “tác động đến môi
trường, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.