KẺ TRĂN TRỞ - Trang 266

trong cùng một tổ chức kinh doanh với các dịch vụ độc quyền đó thì
chính vận tải hàng không sẽ “nhiễm” tính độc quyền. Mảng vận tải
có thể sử dụng, thậm chí lợi dụng tính độc quyền của hai mảng kia
trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Việc tách bạch các mảng kinh doanh của hàng không mang lại lợi

ích kinh tế – xã hội như thế nào?

TS. Lương Hoài Nam: Với sự tổ chức hợp lý, khoa học, cả ba

mảng hàng không trụ cột của nước ta đã có sự phát triển rất lớn
trong vòng 20 năm qua. Năm 1993, chúng ta nhìn sang hãng hàng
không Philippines Airlines với sự ngưỡng mộ thì nay Vietnam
Airlines lớn gấp 1,5 lần Philippines Airlines về đội máy bay và các
chỉ số khác; khoảng cách đến Thai Airways, Malaysia Airlines
không còn xa.

Hàng không Việt Nam thành một thị trường lớn và tăng trưởng

nhanh. Các loại máy bay, hệ thống bán vé, cơ sở hạ tầng khai thác,
bảo dưỡng máy bay của nước ta không thua kém so với khu vực và
thế giới. Khách hàng và xã hội được hưởng nhiều lợi ích từ đợt cải tổ
hàng không năm 1993.

Gần đây, ông có nhiều phát biểu về đường sắt, vậy đánh giá

về ngành này thế nào?

TS. Lương Hoài Nam: Cứ gần Tết, một số đông người dân lại

bức xúc với cách bán vé của ngành đường sắt, nhưng tình hình vẫn
không cải thiện.

Tuy nhiên, chuyện vé chỉ là bề nổi, phía sau đó là chất lượng

dịch vụ. Ở hàng không, sức ép cạnh tranh khiến các hãng phải đầu
tư phát triển đội máy bay, loại bỏ các máy bay quá cũ, đầu tư nâng
cao chất lượng, nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.