Những bước phát triển như thế, rất tiếc, chưa nhìn thấy trong
ngành đường sắt. Đây là hệ quả của cách tổ chức thiếu khoa học và
tình trạng độc quyền phát sinh từ cách tổ chức đó.
Ðường sắt sẽ làm được
Theo ông, liệu đường sắt có thể làm được như hàng không?
TS. Lương Hoài Nam: Hàng không và đường sắt có kết cấu
kỹ thuật và chức năng khá giống nhau. Hàng không thay đổi được
thì đường sắt cũng làm được. Các đoàn tàu giống các máy bay,
đường ray tương ứng với đường hàng không, nhà ga giống sân bay.
Nhà ga và đường ray cũng có tính độc quyền đương nhiên.
Nếu gắn vận tải đường sắt với nhà ga và đường ray như cách
làm lâu nay thì nó cũng bị “nhiễm” tính độc quyền của hai cái kia.
Không nhà đầu tư nào dám mạnh dạn bỏ vốn thành lập một công ty
vận tải đường sắt để cạnh tranh với Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam – “ông chủ” của tất cả nhà ga, đường ray và là người quyết
định giờ chạy tàu. Nói thẳng thắn, đó chính là thực tế của ngành
đường sắt nước ta.
Ở
góc độ khác, nó kìm hãm sự phát triển của cả mảng dịch vụ hạ
tầng và dịch vụ vận tải. Số tuyến đường và tổng chiều dài đường
sắt nước ta gần như không có sự tăng trưởng trong hàng chục năm
qua. Chất lượng, mức độ hiện đại và tiện nghi của các đoàn tàu rất
thấp so với thế giới.
Lý do của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đưa ra là khi tách
sẽ rối trong hoạt động, theo ông thì sao?
Tôi nghĩ không cần quá lo lắng về điều đó. Khi vận tải hàng
không, cảng hàng không – sân bay và quản lý điều hành bay được