KẺ TRĂN TRỞ - Trang 51

biệt, thu hút sự quan tâm rộng rãi của báo chí, người dân như ở Việt
Nam. Các con của chúng tôi may mắn có điều kiện học trung học,
dự bị đại học và đại học tại Singapore và Anh. Điều khác biệt rất dễ
nhận thấy là ở các nước này nhà trường chẳng bao giờ tổ chức lễ khai
giảng; đến kỳ thi hết cấp học, vào đại học, báo chí của họ cũng
chẳng đưa tin. Học sinh cứ đến ngày đến giờ thì tới trường nhận
sách giáo khoa, thời khóa biểu, làm quen với thầy cô, bạn bè cùng
lớp rồi bắt đầu năm học mới. Việc lựa chọn, đăng ký trường,
ngành, thông báo kết quả thi, các cơ hội học thay thế nếu lựa chọn
ư

u tiên không đạt… đều được thực hiện qua internet. Có cảm giác là

nền giáo dục và chuyện thi cử ở các nước này đã đạt độ ổn định đến
mức chẳng có gì để nói, để bàn, để tranh luận nữa.

Quả thực, cái gì mà năm nào cũng thế, “đến hẹn lại lên”, “cứ

thế mà làm” thì cũng không có gì để xã hội phải đặc biệt quan tâm
nữa thật.

Trong khi đó ở Việt Nam, hàng năm Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra

quy chế, hướng dẫn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, mỗi năm
một kiểu, quanh quẩn mãi mà vẫn chưa ổn định được việc này. Ngay
đến môn thi tốt nghiệp là những môn nào học sinh cũng không
được biết trước, hàng năm phải chờ quyết định của Bộ. Cách làm
này dẫn đến sự cố hàng trăm học sinh Trường trung học phổ thông
Nguyễn Hiền ở thành phố Hồ Chí Minh vứt bỏ đề cương môn
Lịch sử khi họ biết không phải thi tốt nghiệp môn học này trong kỳ
thi tốt nghiệp vừa rồi.

nước ta, chuyện giáo dục được quan tâm quanh năm và từ năm

này qua năm khác. Nghĩ theo hướng tích cực, điều đó là vì người Việt
Nam và cả xã hội rất quan tâm đến việc học hành của con em.
Nhưng cũng cần nhìn nhận dưới cả góc độ khác: phải chăng sự “quan
tâm” đó thật ra là sự bận tâm do những bất cập của chuyện học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.