KẺ TRĂN TRỞ - Trang 53

ít người khi tiếp xúc với đối tác nước ngoài, ngoài các vấn đề
công việc ra chẳng biết chuyện trò gì. Không ít người không thể
thuyết trình hiệu quả trước đông người, kể cả về các vấn đề
chuyên môn mà mình nắm vững. Không ít người biết chuyên môn,
nhưng không thể đóng góp hiệu quả cho các hoạt động, đề án tập thể
đòi hỏi sự chia sẻ, phối hợp, cộng hưởng. Không ít người thiếu hẳn
những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, hiểu biết pháp luật tối
thiểu sau khi ra trường.

Theo một số thông tin đăng tải gần đây, 37% sinh viên ra trường

không tìm được việc làm do thiếu hụt kỹ năng thực hành, 83% sinh
viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng sống.
Đã phỏng vấn tuyển dụng hàng nghìn người trong 20 năm qua, tôi
nghĩ những con số này có cơ sở và rất đáng lo ngại. Nhiều cơ
quan, doanh nghiệp sau khi tuyển dụng sinh viên ra trường phải tổ
chức đào tạo cho họ các kiến thức, kỹ năng cơ bản mà lẽ ra họ đã
phải được chuẩn bị tốt trong những năm học đại học.

2) Sự cào bằng, áp đặt, thiếu tính hướng nghiệp của

chương trình giáo dục

Sự cố video clip “Kẻ lười biếng” gần đây là một sự “nổi loạn”,

báo động về tình trạng học sinh mất niềm tin vào nền giáo dục
Việt Nam. Tôi nghĩ rằng “Kẻ lười biếng” không phải là học sinh duy
nhất mất niềm tin, chỉ có điều em này có khả năng và mức độ
mạnh dạn để công khai trình bày suy nghĩ, đánh giá của mình về
nền giáo dục. Nhiều điều “Kẻ lười biếng” nói đáng để các nhà
quản lý giáo dục xem xét nghiêm túc thay vì bác bỏ cho qua chuyện.

Cách đây gần 10 năm, khi đang là học sinh lớp 10 chuyên toán

của một trường chuyên tại Hà Nội, con trai chúng tôi cũng thể hiện sự
mất niềm tin vào hệ thống giáo dục Việt Nam bằng một bài cháu
viết gửi đăng trên báo Thanh Niên. Thay vì mừng về sự “chín

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.