nhiều thứ không cần thiết, học ít các thứ cần thiết (cho nghiệp
sẽ chọn). Con gái chúng tôi học xong lớp 8 ở Việt Nam thì đi
Singapore học tiếp trung học với chỉ bảy môn học, trong khi các bạn
của cháu học lớp 9 ở Việt Nam với 12-13 môn. Con trai chúng tôi đang
học giữa lớp 11 thì được nhận vào học dự bị đại học ở Anh với sáu môn
học (do cháu tự chọn), chỉ bằng một nửa số môn cháu học ở Việt
Nam.
Chương trình phổ thông giống nhau cho tất cả học sinh trong cả
12 năm học là sự lãng phí thời gian, sức học cho học sinh, lãng phí
công sức, tiền bạc cho các gia đình và toàn xã hội. Theo tôi được
biết, có rất ít nước trên thế giới còn theo hệ thống giáo dục phổ
thông kiểu như vậy.
3) Tỷ lệ đào tạo “thầy” và “thợ” cho thị trường lao động
Do chương trình giáo dục phổ thông giống nhau suốt 12 năm và
tâm lý phải cố gắng cho con vào đại học phổ biến của các phụ
huynh nước ta, tỷ lệ đào tạo đại học và cao đẳng dạy nghề ở nước ta
bất hợp lý, gây mất cân đối về nguồn cung trên thị trường lao
động.
Nền kinh tế nào cũng cần có “thợ” nhiều hơn “thầy”, đào tạo
nghề thông thường phải nhiều hơn đào tạo kinh điển (để làm các
công việc nghiên cứu, quản lý). Do dôi dư lao động có bằng đại học
nhưng lại thiếu lao động được đào tạo nghề có chất lượng cao,
nhiều cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng lao động có bằng đại học
cho những công việc thật ra chỉ cần lao động được đào tạo nghề
(cao đẳng, thậm chí trung cấp).
Khi người có bằng đại học chưa tìm được cơ hội việc làm tốt hơn,
họ sẵn sàng chấp nhận một công việc lao động giản đơn, với mức thu
nhập thấp. Nhưng sau khi đã được nhận vào làm việc, họ luôn luôn