KẺ TRĂN TRỞ - Trang 57

Đại học Quốc gia, e rằng tỷ lệ “thầy” – “thợ” trên thị trường lao
động đến năm 2020 vẫn bất hợp lý (trừ khi phát triển được một số
trường cao đẳng có quy mô rất lớn).

4) Kỳ thi tốt nghiệp

Trong những năm gần đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp luôn tiệm cận

mức tuyệt đối. Năm học 2012-2013, tỷ lệ học sinh đạt tốt nghiệp hệ
giáo dục trung học phổ thông đạt 97,52% (“hơi giảm” so với 98,97%
của năm học 2011-2012).

Một kỳ thi mà chỉ có một vài phần trăm học sinh không đỗ, điểm

thi của nó sau đó cũng không được sử dụng cho mục đích gì đáng kể,
trong khi nó gây tốn kém rất lớn về công sức, tiền bạc, gây tắc
đường, tăng tai nạn giao thông…, tôi nghĩ không cần phải tổ chức
nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể cấp chứng nhận tốt nghiệp cho tất
cả học sinh khi họ kết thúc toàn bộ chương trình giáo dục trung học
phổ thông, việc chọn lọc học sinh sẽ thực hiện qua các kỳ thi đại học,
cao đẳng (bản thân các kỳ thi này cũng cần được hoàn thiện).

Không nên tiếp tục một cách làm vất vả, tốn kém như thi tốt

nghiệp khi mà nó đã không còn tạo được giá trị lớn hơn các loại phí
tổn phải bỏ ra.

5) Đầu tư nước ngoài vào giáo dục và liên kết đào tạo

Trong những năm qua, nhà nước đã ban hành một số văn bản

quy định về đầu tư nước ngoài vào giáo dục, hợp tác liên kết đào
tạo. Gần đây nhất là Nghị định 73/2012/NĐ-CP ký ngày 26-9-
2012.

Tôi có cảm giác các quan điểm, chính sách của ta đối với vấn đề

này vẫn còn thiếu tính nhất quán và kinh nghiệm thực tiễn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.