thành lập trường, tuyển sinh và đào tạo học sinh, sinh viên theo
chương trình khung, giáo trình của trường nước ngoài, kèm với những
hình thức hỗ trợ nhất định của trường nước ngoài. Đây có lẽ là hướng
đi mà Việt Nam cần ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi, kể cả
việc cho phép áp dụng toàn bộ chương trình khung nước ngoài đối
với ngành nghề đào tạo được liên kết quốc tế. Chúng ta thu hút
các học sinh học đại học ở nước ngoài về nước làm việc như thế nào
thì cũng cần tạo điều kiện như thế cho các trường đại học trong
nước thực hiện các chương trình đào tạo tương tự thông qua liên kết
đào tạo. Việc này có thể làm giảm nhu cầu đi học ở nước ngoài và tạo
điều kiện cho nhiều người được tiếp cận các chương trình đào tạo
quốc tế ngay ở trong nước.
6) Tiếp tục chắp vá hay đổi mới toàn diện hệ giáo dục?
Trong phạm vi hiểu biết của một người ngoài ngành, tôi nghĩ
rằng thế giới thật ra cũng chỉ có mấy nền giáo dục lớn (có người
gọi triết lý, hệ giáo dục), đó là Pháp, Anh, Mỹ, Liên-xô (cũ)… Hệ giáo
dục của các quốc gia khác là kết quả của việc ứng dụng, pha trộn các
hệ giáo dục lớn qua các thời kỳ chiếm đóng thực dân và xâm nhập
văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa hiện đại. Cách ứng dụng, pha
trộn có liên quan đến các yếu tố kinh tế, văn hóa, tôn giáo địa
phương, cái mà ta có thể gọi là “tiếp thu và phát triển một cách sáng
tạo”.
Do bối cảnh lịch sử, hệ giáo dục của ta chịu ảnh hưởng và có sự
pha trộn của nhiều hệ giáo dục lớn: Pháp, Liên-xô (cũ), Mỹ (ở miền
Nam trước đây), Anh (do ảnh hưởng của thời kỳ hội nhập). Đã đến
lúc cần có sự nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn một hệ giáo dục có
tính đồng bộ, tính liên kết cao hơn.
Nếu nhìn ra các nước lân cận, có thể thấy Singapore, Malaysia,
Thái Lan có hệ giáo dục rất gần với hệ của Anh. Ở các nước thuộc