KẺ TRĂN TRỞ - Trang 61

Nhiều quốc gia thuộc địa cũ của Anh áp dụng hệ giáo dục này và
nhìn chung phát triển thuận lợi hơn so với các nước khác. Hệ giáo dục
Anh cho phép học sinh phát hiện và có điều kiện lựa chọn, tập trung
cho các lĩnh vực kiến thức mà học sinh có năng khiếu sớm hơn
nhiều so với các hệ giáo dục mang tính đổ đồng, cào bằng như hệ
giáo dục Việt Nam hiện nay.

Các nhà giáo dục có thể có những quan điểm khác. Điều tôi

muốn nói là chúng ta nên tránh phát triển một hệ giáo dục có tính
chắp vá, pha trộn quá nhiều. Để có thể “áp dụng sáng tạo” kinh
nghiệm giáo dục của các hệ giáo dục khác nhau, cần phải hiểu tường
tận chúng. Một công trình kiến trúc chắp vá vẫn có thể là một công
trình đẹp, nhưng nó đòi hỏi những kiến trúc sư tài ba. Với những gì
đã và đang tích tụ trong một hệ giáo dục như ta đang có, việc tiếp tục
chắp vá để có một hệ giáo dục tốt hơn là quá khó.

Kể cả khi có sự đồng thuận lấy hệ giáo dục Anh làm cơ sở để xây

dựng một hệ giáo dục mới, việc chuyển đổi cần có lộ trình thời gian
để giải quyết nhiều vấn đề phát sinh. Có thể cần 3 năm, 5 năm
hoặc lâu hơn. Nhưng nếu không đặt ra mục tiêu, lộ trình thay đổi để
bắt đầu chuẩn bị thì các bất cập của giáo dục Việt Nam có thể kéo
dài và gây thiệt thòi cho nhiều thế hệ nữa.

7) Dạy thêm – học thêm

Vấn đề dạy thêm – học thêm đã được mổ xẻ, bàn luận rất

nhiều. Mặc dù rất băn khoăn, thông cảm với thu nhập và điều kiện
sống của các giáo viên, tôi cho rằng cần chấm dứt càng sớm càng
tốt tình trạng dạy thêm – học thêm như hiện nay vì sự lành mạnh,
chất lượng của nền giáo dục.

Việc dạy thêm – học thêm không chỉ gây tốn kém công sức, tiền

bạc của các gia đình cho việc học hành của con em, mà còn ảnh hưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.