tiêu cực đến sự cân bằng học hành – nghỉ ngơi và phát triển toàn
diện trí-lực của học sinh. Nó phá vỡ sự công bằng giữa các học sinh
với điều kiện gia đình chênh lệch và thiệt thòi cho con em các gia
đình có khó khăn kinh tế. Nó làm xấu đi hình ảnh thầy cô trong
con mắt học trò và các phụ huynh học sinh.
Thế hệ chúng tôi không phải học thêm, nhưng chắc gì chất
lượng học đã kém so với hiện nay? Các học sinh Việt Nam được gửi ra
nước ngoài học trong những năm 70-80 vẫn học rất giỏi so với học
sinh của các nước khác, thường chiếm các vị trí đứng đầu về kết
quả học tập.
Nhìn ra các nước xung quanh, học sinh phổ thông cũng không
phải học thêm các môn chính khóa. Tình trạng học sinh học thêm ở
Việt Nam, thậm chí ngay từ lớp một, là một thực tế độc nhất vô nhị
và khó có thể biện minh được, ngoại trừ lý do thu nhập của đội ngũ
giáo viên nước ta quá thấp so với nhu cầu cuộc sống. Nếu lấy
việc dạy thêm – học thêm để giải quyết vấn đề thu nhập của giáo
viên, nền giáo dục khó mà tốt lên được.
Chương trình giáo dục phải được xây dựng để học sinh có thể nắm
vững những kiến thức được dạy ở lớp và các bài tập về nhà. Đối với
các em học sinh có khả năng tiếp thu yếu hơn, nhà trường cần tổ
chức các lớp phụ đạo miễn phí để giúp các em có điều kiện đáp ứng
được yêu cầuvề chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, thu
hẹp khoảng cách với các học sinh khá, giỏi. Ở Singapore và nhiều
nước khác người ta làm như thế, không bao giờ có việc giáo viên
hoặc nhà trường thu tiền phụ đạo các học sinh kém hơn.
8) Chi cho giáo dục và đời sống, chất lượng đội ngũ giáo
viên