KẺ TRĂN TRỞ - Trang 64

cái sau. Nó cần hơn cho sự phát triển lâu dài, bền vững của đất
nước Việt Nam.

Câu “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” dân gian nói suốt

mấy chục năm qua, đến nay vẫn đúng nếu so sánh điểm chuẩn vào
đại học giữa ngành sư phạm và các ngành khác. Nhiều trường, khoa
sư phạm tuyển sinh đại học với điểm chuẩn trên dưới 15 điểm, thậm
chí có những ngành điểm chuẩn chỉ 12-13 điểm. Những học sinh với
điểm thi các môn chưa đạt trung bình đó, khi ra trường trở thành giáo
viên dạy học sinh, họ sẽ đưa nền giáo dục nước ta đến đâu? Số
phận các em học sinh của họ sẽ như thế nào?

Chúng ta cần tìm cách chấm dứt thực tế đau khổ này vì tương

lai các thế hệ con em chúng ta và biến nghề sư phạm thành một
nghề thu hút người tài, thể hiện rõ nhất qua điểm chuẩn đầu vào
của các trường, khoa sư phạm. Muốn làm được như thế, phải có
chế độ đãi ngộ tốt đối với nghề giáo. Muốn có chế độ đãi ngộ
tốt thì phải có đủ tiền, không thể khác được.

Thưa Bộ trưởng, các vấn đề tôi đề cập trên đây thật ra không có

gì mới, chúng đã được nhiều chuyên gia và người dân nêu ra trong
nhiều năm qua. Tôi tập hợp lại trong thư này gửi Bộ trưởng với mong
muốn các vấn đề này sẽ nhận được sự quan tâm xem xét và giải
quyết toàn diện hơn, với lộ trình rõ ràng hơn. Tôi cũng không khẳng
định rằng các nhận xét, quan điểm của tôi là toàn diện, chính xác.
Góc nhìn của tôi chỉ là một trong rất nhiều góc nhìn về giáo dục
Việt Nam. Nếu Bộ trưởng tổ chức một cuộc hội thảo, hay một “Hội
nghị Diên Hồng” về giáo dục, với sự tham gia của giới chuyên môn
và các tầng lớp nhân dân, tôi tin là Bộ trưởng sẽ nhận được hàng
trăm, hàng nghìn ý kiến, kiến nghị rất tâm huyết và có giá trị.

Các bất cập của nền giáo dục Việt Nam cũng không phải do Bộ

trưởng, mà tích tụ từ hàng chục năm qua, theo tôi, hoàn toàn không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.